Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì cuộc làm việc với Thường trực HĐND thị xã An Nhơn, Bình Định

Sáng 18.7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với Thường trực HĐND thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, khảo sát kết quả thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại địa phương. 

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân.

Về phía tỉnh Bình Định có: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đoàn Văn Phi; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo thị xã An Nhơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì cuộc làm việc với Thường trực HĐND thị xã An Nhơn, Bình Định -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng, toàn diện cho việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp. Luật đã làm rõ tính chất, vị trí pháp lý, trình tự, thủ tục và góp phần đổi mới căn bản hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.

Ở địa phương, trong bối cảnh ngày càng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND các cấp đã phát huy vai trò trong hoạt động giám sát, tổ chức nhiều hoạt động giám sát thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Qua đó đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong hoàn thiện thể chế pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kịp thời giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên nhiều mặt, lĩnh vực; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại cuộc làm việc

Trước yêu cầu thể chế hóa quan điểm,chủ trương của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát, Quốc hội đã nhất trí sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. 

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc mong muốn lắng nghe ý kiến thẳng thắn, sâu sắc, những đề xuất sửa đổi cụ thể của HĐND các cấp và các cơ quan liên quan ở địa phương để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, góp phần xây dựng, hoàn thiện dự án Luật. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì cuộc làm việc với Thường trực HĐND thị xã An Nhơn, Bình Định -0
Toàn cảnh cuộc làm việc

Báo cáo tại cuộc làm việc cho thấy, từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND của HÐND thị xã An Nhơn đã đạt được nhiều kết quả. Trong đó, việc giám sát, xem xét Nghị quyết của HÐND, quyết định của UBND được quan tâm thực hiện, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, HÐND thị xã đã tổ chức được 27 cuộc giám sát chuyên đề.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tiếp tục đổi mới, cải tiến theo hướng đối thoại dân chủ, thẳng thắn, chất vấn theo nhóm vấn đề, lĩnh vực. Qua 14 kỳ họp, đã có 186 câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND thị xã được UBND thị xã, các cơ quan, ngành giải trình, trả lời...

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn
Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Nhơn Đào Xuân Huy cho biết, còn một số khó khăn, hạn chế nhất định trong triển khai thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Qua thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND thị xã An Nhơn cũng cho thấy còn một số khó khăn, hạn chế nhất định. Cụ thể, giám sát chuyên đề thường do Thường trực HÐND, các Ban HÐND thị xã thực hiện, các Tổ đại biểu tiến hành còn hạn chế. Chưa giám sát sâu vào một số lĩnh vực, như: quản lý, sử dụng đất đai, quản lý xây dựng và đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ và chất lượng công trình, sử dụng vốn, thu chi ngân sách...

Trong giám sát chưa có biện pháp hiệu quả để phát hiện ra được hết những vấn đề hạn chế mà đơn vị chịu sự giám sát không báo cáo. Công tác kiểm tra sau giám sát chưa thường xuyên. Một số kiến nghị, kết luận sau giám sát chưa được UBND và các ngành chức năng xem xét, giải quyết kịp thời. Hai ban của HÐND chỉ có 1 phó ban hoạt động chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm nên chất lượng giám sát, thẩm tra có mặt chưa sâu, tính phản biện còn hạn chế.

Thường trực HĐND thị xã An Nhơn kiến nghị: sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần xem xét đưa các nội dung cụ thể hóa hướng dẫn hoạt động giám sát đã được quy định tại các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện; bổ sung quy định các biện pháp, chế tài cụ thể để xử lý cơ quan, đơn vị và cá nhân không chấp hành nghiêm các kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HÐND, các ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HÐND...

Các thành viên Đoàn công tác đã tập trung thảo luận, làm rõ hơn các vướng mắc trong tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của HĐND địa phương, trao đổi cụ thể về các kiến nghị của HĐND thị xã An Nhơn liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. 

Phát biểu kết thúc cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận, hoan nghênh những kết quả đạt được của thị xã An Nhơn về kinh tế, xã hội, về kết quả thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND của HĐND thị xã An Nhơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, An Nhơn là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng, có truyền thống hiếu học và có vị trí chiến lược của tỉnh Bình Định trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Do đó, thị xã cần phấn đấu hơn nữa để đủ tiêu chuẩn trở thành thành phố trong thời gian tới. 

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND thị xã An Nhơn và các đại biểu HĐND thị xã luôn nắm rõ, thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, xứng đáng là đại diện cho cử tri và Nhân dân địa phương. 

Với những ý kiến, kiến nghị của các đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu để có cơ sở thực tiễn hoàn thiện dự án Luật. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn -1
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và Đoàn công tác dâng hương, dâng hoa tại Mộ tập thể Liệt sĩ Sư Đoàn 3 Sao Vàng tại thị trấn Đập Đá, thị xã An Nhơn

Trước đó, trong sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Mộ tập thể Liệt sĩ Sư Đoàn 3 Sao Vàng tại thị trấn Đập Đá, thị xã An Nhơn. Đây là nơi yên nghỉ của 154 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 Sao Vàng hy sinh trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 tại Tây Phương Danh, phường Đập Đá (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) từ ngày 19 - 24.1.1968. Mộ được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2000.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương ân cần thăm hỏi các gia đình chính sách

Tại thị xã An Nhơn, Phó Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã trao 20 suất quà tặng các gia đình chính sách. Ân cần thăm hỏi sức khỏe gia đình các thương binh, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ tri ân sâu sắc những đóng góp, cống hiến, hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, các thương, bệnh binh và của thân nhân các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương trao quà tặng thị xã An Nhơn
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn -0
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm tặng quà các gia đình chính sách
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại thị xã An Nhơn -0
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân tặng quà Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của các hộ gia đình chính sách, các thương, bệnh binh; đề nghị, thị xã An Nhơn và tỉnh Bình Định tiếp tục quan tâm, chăm lo cho các hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thời sự Quốc hội

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.