Phiên họp Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

* Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tới dự

Sáng 23.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự Phiên họp thứ hai của Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Phiên họp Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND -1
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tới dự và phát biểu

Chủ trì Hội thảo có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm – Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân – Phó Trưởng ban thường trực Ban soạn thảo dự án Luật. Cùng dự có Thường trực Hội đồng Dân tộc, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật. 

Phát biểu mở đầu Phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị các thành viên Ban soạn thảo tập trung cho ý kiến về 5 vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật gồm: việc bổ sung nguyên tắc mới trong Luật về “Bảo đảm cung cấp thông tin thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương”; thời điểm Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy định tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn, chuyên đề giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; quy định hoạt động giám sát ở mô hình chính quyền đô thị; quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại Phiên họp - Ảnh H.Ngọc
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại Phiên họp

Các đại biểu đánh giá hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Đáng lưu ý, dự thảo Luật đã bổ sung một nguyên tắc mới là “Bảo đảm cung cấp thông tin thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương”.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nguyên tắc là mục tiêu, mục đích của giám sát và được áp dụng trong mọi trường hợp, mọi hoạt động giám sát. Như vậy, nếu theo nguyên tắc mới được đề nghị bổ sung này thì các hoạt động giám sát chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương. Trong trường hợp Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội giám sát việc luật ban hành đã đi vào cuộc sống hay chưa thì có thuộc nguyên tắc này hay không?

Nêu vấn đề trên, có ý kiến đề nghị không nên bổ sung nguyên tắc mới, mà chỉ đưa nội dung “Bảo đảm cung cấp thông tin thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương” vào tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, quy định tại các Điều 16a, 27a, 41a, 62a, 70a, 80a trong dự thảo Luật.

Dự thảo Luật đã bổ sung các quy định về tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn; chuyên đề giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trên cơ sở luật hóa các quy định của Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ban hành quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH và Nghị quyết số 594/NQ – UBTVQH15 hướng dẫn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.

Có ý kiến nhất trí với việc bổ sung các quy định trên trong dự thảo Luật để có cơ sở pháp lý vững chắc, thống thất cho hoạt động giám sát. Các quy định này cũng đã được quy định trong các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã có thời gian thực hiện đủ để nghiên cứu luật hóa thành quy định của luật.

toàn cảnh Phiên họp - Ảnh H.Ngọc
Toàn cảnh Phiên họp

Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc thêm về việc bổ sung tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn; chuyên đề giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát vào dự thảo Luật, nên chăng vẫn để như hiện nay là quy định, hướng dẫn trong các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để khi cần sửa đổi, bổ sung sẽ không quá phức tạp.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban soạn thảo dự án Luật thời gian qua, đề nghị nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại phiên họp này để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.

Đặt vấn đề, phải chăng bản chất của việc gắn kết 3 hoạt động giám sát, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước chính là “bảo đảm cung cấp thông tin thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương” như dự thảo Luật đã quy định, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung một nguyên tắc mới trong dự thảo Luật, để bảo đảm gắn kết chặt chẽ hoạt động giám sát, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm tính ổn định, được tổng kết từ thực tiễn và có giá trị điều tiết các mối quan hệ.

Liên quan đến tiêu chí, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tiêu chí phải khái quát, ổn định và là những vấn đề mang tính phổ quát. Cụ thể phải xác định rõ tiêu chí chất vấn, tiêu chí chuyên đề giám sát, tiêu chí giải trình; xem xét xác định các tiêu chí này ở cấp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực HĐND và các Ban HĐND.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

Cơ bản nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tỉnh Hà Tĩnh đã xác định trong năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Chiều nay, 27.12, tại trụ sở Tỉnh ủy Hà Tĩnh,  Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 và triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024
Thời sự Quốc hội

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024

Chiều 27.12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, Công đoàn Văn phòng Quốc hội (VPQH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26.12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 chính thức khai mạc với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc. Cùng dự có lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường

 Chiều tối 25.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai các Luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Thời sự Quốc hội

Không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn, chậm tiến độ chuẩn bị các dự án luật

Với khối lượng công việc rất lớn phải triển khai trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ làm ảnh hưởng, gián đoạn, chậm tiến độ soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương đề xuất nội dung và phương án cụ thể sửa đổi các luật để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Lời Tòa soạn: Chiều 25.12, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai các Luật, Nghị quyết và công tác lập pháp trong thời gian tới. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội

Chiều 25.12, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.
Thời sự Quốc hội

Kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Chiều 24.12, tiếp tục thực hiện chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.