Phấn đấu xây dựng Ninh Bình thành thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo

Lời tòa soạn: Sáng nay, 8.7, Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Bình Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Kính thưa Chủ tọa Kỳ họp,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo tỉnh; các vị đại biểu HĐND tỉnh, các vị đại biểu khách quý và toàn thể cử tri, Nhân dân trong tỉnh,

Hôm nay, tôi rất vui mừng dự Kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XV. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi gửi đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các vị đại biểu HĐND tỉnh, cùng toàn thể các quý vị đại biểu, cử tri và Nhân dân trong tỉnh lời chúc sức khỏe. Chúc kỳ họp thành công tốt đẹp!

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự khai mạc Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Bình Khóa XV
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp

Như các đại biểu cũng đã biết, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV vừa bế mạc cách đây ít ngày. Với tinh thần nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay (thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu với 11 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác). Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Kính thưa quý vị đại biểu

1. Chúng ta đã bước sang quý III.2024, bằng này sang năm đã hoàn thành Đại hội Đảng bộ cấp xã, cấp huyện và bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh. Năm 2024 xác định là năm “tăng tốc, bức phá” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất vui mừng, phấn khởi khi thấy thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân tỉnh ta đã đoàn kết, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, đóng góp rất tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

6 tháng đầu, tăng trưởng GRDP ước tăng 8,19%, đứng thứ 12 cả nước và xếp thứ 6/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng; thu ngân sách nhà nước dự kiến đạt 10.552,9 tỷ đồng, bằng 56,69,7% so với dự toán và tăng 22,25% so với cùng kỳ. Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX năm 2023 đạt 88,72%, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố (tăng 6 bậc so với năm 2022); chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI đạt 44,0721 điểm, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố (tăng 6 bậc so với năm 2022); chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương PII đạt 43,39 điểm, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố.

Phấn đấu xây dựng Ninh Bình thành thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và các đại biểu tham dự kỳ họp

Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, nhất là du lịch, dịch vụ phục hồi và tăng trưởng mạnh. Công tác quy hoạch được quan tâm; hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị được đẩy mạnh với nhiều dự án, công trình trọng điểm; công tác xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng, huyện Yên Khánh đã được công nhận huyện nông thôn mới nâng cao; công tác giáo dục đào tạo đạt được nhiều thành tích cao, có 71/82 học sinh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT, xếp thứ 6 toàn quốc. An sinh xã hội được chăm lo, đời sống của Nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được thực hiện đồng bộ, quyết liệt.

Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của HĐND tỉnh cùng sự đồng hành, tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội khóa XV. HĐND tỉnh đã luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND tỉnh với UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, chủ động, sáng tạo, đổi mới trong hoạt động, tổ chức các kỳ họp đúng luật định, khoa học. Các nội dung đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động từ sớm từ xa; phát huy dân chủ và trí tuệ của các vị đại biểu, kịp thời ban hành nhiều quyết sách về các vấn đề quan trọng, cấp bách, thiết thực của địa phương.

6 tháng đầu năm, HĐND tỉnh đã ban hành 39 nghị quyết, trong đó có 4 nghị quyết quy phạm pháp luật, 4 nghị quyết về công tác nhân sự, 31 nghị quyết cá biệt, trong đó có nhiều Nghị quyết quan trọng, tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn trong quá trình điều hành của UBND. Đây là cơ sở quan trọng để tạo khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách cụ thể  góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội. Hoạt động giám sát, giải trình tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, nội dung giám sát đúng trọng tâm, trọng điểm, sát thực tiễn; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, đôn đốc các cơ quan liên quan giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi nhiệt liệt chúc mừng những kết quả mà đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh ta đã đạt được trong thời gian qua.

Kính thưa quý vị đại biểu

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và hướng tới Đại hội XIV của Đảng, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra, với tinh thần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, chủ động, nhạy bén, kịp thời, trách nhiệm, hiệu quả, phát huy kết quả đã đạt được 6 tháng cuối năm và các năm tiếp theo, HĐND tỉnh Ninh Bình tiếp tục xem xét quyết nghị những nội dung quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự khai mạc Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Bình Khóa XV
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh với các đại biểu bên lề Kỳ họp HĐND

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số nhiệm vụ trọng tâm, đột phát phát triển như: Phát triển công nghiệp cơ khí ô tô, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường là động lực cho tăng trưởng. Phát triển du lịch, công nghiệp văn hóa là mũi nhọn gắn với những sản phẩm và dịch vụ cao cấp, đặc sắc, có giá trị thương hiệu cao; phát triển toàn diện văn hóa - xã hội; coi trọng văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người vùng đất cố đô. Tập trung bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy di sản Cố đô Hoa Lư và Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An… để đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với tính chất là thành phố di sản.

Tôi đồng tình với các nhiệm vụ, giải pháp trong báo cáo của HĐND tỉnh và UBND tỉnh, để đạt được các mục tiêu trên, nhân Hội nghị này, tôi đề nghị các đồng chí tiếp tục quan tâm một số nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất là, nâng cao năng lực cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ 22 của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 30/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để thể chế hóa, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể trong từng lĩnh vực. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát huy các tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả 7 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển đã được xác định. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản trị phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại; trong đó có việc vừa thực hiện sáp nhập huyện Hoa Lư vào Thành phố Ninh Bình vừa phải thực hiện đề án đưa Thành phố Hoa Lư thành đô thị loại I, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới trở thành tỉnh nông thôn mới, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công các dự án, công trình trọng điểm.

Khẩn trương hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng có tính lan tỏa, kết nối các vùng trong tỉnh và với khu vực đồng bằng sông Hồng. Chú trọng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách trong đó đặc biệt quan tâm thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp theo hướng khu công nghiệp đô thị sinh thái, phát huy hiệu quả đại lộ Đông - Tây. Tăng cường các hoạt động khảo cổ, phục dựng, bảo tồn và phát huy di tích, di sản, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Ninh Bình, đẩy mạnh công nghiệp văn hóa, đưa du lịch dịch vụ vào thời kỳ tăng tốc với các sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao; tiếp tục, quan tâm nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế đồng bộ với phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Thực hiện các chỉ tiêu, chỉ số phát triển như CPI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS, chỉ số phát triển con người (HDI), đặc biệt cần chú trọng nâng cao chỉ số hạnh phúc.

Thứ hai là, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, nhất là việc rà soát kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát; đánh giá, tổng kết từ thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp tiến tới phục vụ cho việc xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng các cấp.

Phấn đấu xây dựng Ninh Bình thành thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo -0

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp HĐND thứ 22

Thứ ba là, khẩn trương quán triệt, triển khai các luật và các nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức, bảo đảm hiệu quả triển khai khi các luật có hiệu lực thi hành.

Đặc biệt, vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, theo đó, đã điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành đối với các luật nêu trên từ ngày 1.8.2024, đây đều là các luật có nhiều nội dung quan trọng phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.

Thời gian từ nay đến ngày các luật có hiệu lực còn rất ngắn (chỉ còn gần 20 ngày), vì vậy, đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh cần chủ động rà soát về nội dung, thẩm quyền và trình tự, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, bảo đảm thi hành đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tỉnh cần sớm triển khai Nghị quyết của Quốc hội về tăng lương cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; sớm triển khai điều chỉnh mức hưởng lương cho cán bộ hưu trí và trợ cấp xã hội, trợ cấp cho người có công có hiệu lực từ ngày 1.7.2024. Tích cực tham gia các hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam.

Thứ tư là, quan tâm quy hoạch đội ngũ cán bộ, chuẩn bị nhân sự của HĐND cho nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Cùng với đó, sớm hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, quan tâm thực hiện chính sách giải quyết lao động dôi dư, chính sách đãi ngộ đối với những người đương chức, những người nghỉ hưu và những người trong diện sắp xếp…

Thứ năm, tháng 7 này toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bày tỏ sự tri ân đối với những người đã hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Đề nghị các cấp, các ngành của tỉnh Ninh Bình phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, quan tâm tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo, thăm hỏi, động viên, nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.

Thưa các vị đại biểu và các đồng chí!

Phát huy những kết quả tốt đẹp đã đạt được, tôi tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, nắm vững cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2024 và cả nhiệm kỳ, phấn đấu xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Xin trân trọng cảm ơn.

____________

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) cho rằng, cần thiết phải sửa đổi để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cập nhật một số nội dung để đáp ứng đòi hỏi của thực tế

Sáng 30.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc cập nhật một số nội dung trong lần sửa đổi, bổ sung 4 Luật về đầu tư, quy hoạch và đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung quy định về đấu thầu để ngăn chặn một số hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thấy rõ trong thời gian qua.

Quang cảnh họp tổ 14
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 30.10, một số đại biểu cho rằng, khi có Nghị quyết này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thể linh hoạt sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Sáng 30.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đã hứa trước Quốc hội thì phải có cam kết chính trị, quyết tâm thực hiện

"Các nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp này thì Quốc hội ủng hộ, nhưng đồng thời phải có cam kết chính trị bảo đảm thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã hứa. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm 3 vấn đề: một là, trình tự, thủ tục; hai là hồ sơ; ba là phải chất lượng. Việc gì đã chín, đã rõ thì Quốc hội thông qua, không cầu toàn, không nóng vội", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 30.10. 

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội
Chính trị

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội

Đề cập việc ông chủ Tập đoàn Nvidia đến Việt Nam rất sớm nhưng lại xây dựng trung tâm dữ liệu AI ở Indonesia; hay mới đây, Google quyết định đầu tư 1 tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu ở Thái Lan, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) cho rằng, để không đánh mất cơ hội như thế, phải hỗ trợ các nhà đầu tư nhanh nhất.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Thời sự Quốc hội

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Tiếp cận hài hòa, bảo đảm lợi ích lâu dài nhà nước và doanh nghiệp

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 30.10, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Thời sự Quốc hội

Tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.