Phiên chất vấn và trả lời chất vấn:

Ngành giáo dục cần được hỗ trợ để giải quyết bạo lực học đường

Thừa nhận tình trạng bạo lực học đường xảy ra có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ phía trường học và giáo viên, trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị, các ngành liên quan cùng hỗ trợ ngành giáo dục để giải quyết vấn đề lớn này.

Trong chiều nay, 7.11, Quốc hội đã bắt đầu chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành đối với nhóm lĩnh vực văn hóa, xã hội (gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông).

Phải có hướng khắc phục căn cơ bạo lực học đường

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐBQH Vương Quốc Thắng (Quảng Nam) nêu rõ, trong Báo cáo số 508 của Chính phủ gửi đến các đại biểu Quốc hội đánh giá việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thì tại trang 54 có nêu “tình trạng bạo lực học đường diễn ra phức tạp”. Cho biết, đây là vấn đề gây lo lắng với cử tri, người dân, đại biểu đề nghị, Bộ trưởng cho biết những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và hướng khắc phục thật căn cơ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đưa ra số liệu: từ ngày 1.9.2021 đến 5.11.2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó có hơn 800 là học sinh nữ. Theo Bộ trưởng, diễn biến của bạo lực học đường hiện nay khá phức tạp, bình quân cứ khoảng 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ lực học đường. Điều đáng lo ngại là số vụ bạo lực học đường có nhiều học sinh tham gia ở trong và ngoài trường học, hay số vụ bạo lực học đường có học sinh nữ tham gia cũng nhiều hơn. "Đây là một hiện tượng làm ngành giáo dục quan tâm, lo lắng, tìm mọi cách để cùng các cấp, các ngành xử lý”, Bộ trưởng nói.

Cho rằng bạo lực học đường xảy ra có nhiều nguyên nhân, song Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu rõ, về phía trường học có nguyên nhân do trách nhiệm trong việc phát hiện và xử lý những tình huống dẫn đến bạo lực đang được giao cho giáo viên vốn đang kiêm nhiều nhiệm vụ và hiệu trưởng của trường học. Tuy nhiên, các hiệu trưởng và giáo viên trực tiếp phụ trách lớp học khi phát hiện những tình huống dẫn đến bạo lực học đường có phần còn lúng túng về kỹ năng xử lý. Một nguyên nhân khác là do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên học sinh học trực tuyến lâu, dẫn đến có một số vấn đề về mặt tâm lý, cùng với đó là những vấn đề về tâm sinh lý của lứa tuổi đang trưởng thành…

Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng dẫn số liệu từ ngành Tòa án, khi hàng năm có 220.000 vụ ly hôn, trong đó có từ 70 - 80 % vụ ly hôn có lý do liên quan đến xung đột và bạo lực gia đình. Với tỷ lệ bạo lực gia đình như vậy, Bộ trưởng cho rằng, học sinh trong các gia đình có thể vừa là người chứng kiến bạo lực, vừa là đối tượng bị bạo lực, bị bỏ rơi.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, có khá nhiều học sinh gây ra bạo lực học đường có bối cảnh gia đình bị bạo lực. Do đó, việc ngăn chặn giải quyết những vấn đề gia đình cũng là một yếu tố quan trọng để giúp ngăn chặn bạo lực học đường. “Những số liệu thống kê cho thấy, các ngành liên quan cần cùng hỗ trợ ngành giáo dục để giải quyết vấn đề lớn này”, Bộ trưởng đề nghị.

Nếu còn khúc mắc, Bộ sẽ hướng dẫn 

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) cho biết, hiện nay Nghị định số 81/2021/NĐ-CP chưa quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với loại hình dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho đối tượng học sinh trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do đó, việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý để xác định mức thu học phí. Các trường nghề rất lúng túng, các địa phương cũng chưa biết áp dụng ra sao, học sinh học trường nghề ngoài công lập có được áp dụng không? Trên báo chí đã có bài viết “học sinh trường nghề mòn mỏi chờ hoàn học phí. Đại biểu đề nghị, Bộ trưởng cho biết giải pháp để giải quyết vấn đề này?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, theo tinh thần Nghị định số 81 của Chính phủ, đối tượng các trường ngoài công lập và học sinh học nghề hoàn toàn được hưởng đầy đủ các chính sách miễn, giảm học phí như học sinh học nghề ở trong các cơ sở công lập.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện nay một số địa phương đang có cách hiểu khác nhau, các trường nghề đang theo tinh thần Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư cũng như Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm. Theo đó, cho phép học sinh trung học cơ sở học song song, vừa học văn hóa, vừa học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bộ trưởng cam kết, sau Kỳ họp này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra vấn đề này. Nếu còn có những vấn đề khúc mắc, Bộ sẽ hướng dẫn địa phương thực hiện.

Đưa ra việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gặp gỡ, trao đổi với khoảng 1 triệu giáo viên và nhận được 6.000 câu hỏi, ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định) đề nghị, Bộ trưởng cho biết những trăn trở, vướng mắc lớn nhất của đội ngũ giáo viên hiện nay? Đồng thời cho biết kế hoạch để giải quyết những vấn đề đó?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngày 15.8 vừa qua, trước thềm năm học, Bộ trưởng đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tuyến với trên 1 triệu giáo viên, qua đó nhận được 6.300 câu hỏi, ý kiến đã được gửi đến. Tại cuộc gặp gỡ này, các nhà giáo, các cán bộ quản lý giáo dục đều bày tỏ sự đồng tình với sự đổi mới, xu hướng đổi mới giáo dục và đào tạo do Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ đang dẫn dắt đã có những chuyển biến tích cực. Bộ trưởng vui mừng cho biết, dù đây là một thách thức nhưng các nhà giáo, cán bộ quản lý đều nhận thấy đây là một vinh dự nên sẽ quyết tâm vượt qua. 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết, các nhà giáo cũng bày tỏ tâm tư khi đời sống và các điều kiện để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông còn hạn chế; giáo viên trẻ mới vào nghề khó khăn do mức lương thấp; giáo viên vùng sâu, vùng xa có khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, về nhà công vụ… “Giáo viên cũng mong muốn về phía xã hội, phụ huynh có thêm sự chia sẻ đối với nhiệm vụ rất lớn mà toàn bộ giáo viên đang làm”, Bộ trưởng cho biết.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.