Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, Đắk Nông, Kon Tum, Long An thảo luận tại tổ:

Nên thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện ngay năm 2024

Tại phiên họp tổ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, sáng 16.1, đa số ĐBQH các tỉnh Thái Nguyên, Đắk Nông, Kon Tum, Long An cho rằng, cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện cần thực hiện sớm ngay trong năm 2024.

Qua nghiên cứu dự thảo Nghị quyết, Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các tài liệu liên quan, các ĐBQH thống nhất cao sự cần thiết ban hành Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp này để góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Tham gia góp ý dự thảo Nghị quyết, ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) cho rằng, Điều 4 về cơ chế chính sách đặc thù về chương trình mục tiêu quốc gia, đề nghị cơ quan trình tiếp tục chỉ đạo rà soát và bổ sung theo hướng quy định cụ thể, cơ chế cụ thể để giúp cấp tỉnh, cấp huyện quyết định điều chỉnh nguồn vốn.

Bên cạnh đó, cần xem xét cho phép tích hợp nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia trùng lặp về mục tiêu, nội dung, đối tượng thụ hưởng để thực hiện thống nhất trong một tỉnh.

Về đối tượng được hỗ trợ vay vốn ưu đãi quy định tại khoản 6 Điều 4 qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát bổ sung đối tượng, bảo đảm thống nhất, không bỏ sót đối tượng được hỗ trợ vay vốn được quy định tại Khoản 2, Điều 12, Luật Việc làm và Điều 23, Nghị định 61 của Chính phủ.

Riêng cơ chế thí điểm phân cấp cho huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Khoản 7, Điều 4 đưa ra 2 phương án. Phương án 1 thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030 và không vượt quá 50% đơn vị cấp huyện trên địa bàn. Phương án 2 áp dụng ngay trong giai đoạn 2024 - 2025 và mỗi tỉnh chỉ chọn 1 huyện.

“Tôi đề nghị thực hiện ngay trong năm 2024, trong đó không quá 1/3 số đơn vị cấp huyện của 1 tỉnh. Đến năm 2025, nếu đánh giá đạt sẽ nhân rộng để thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đúng với chủ trương, Nghị quyết Quốc hội đề ra”.

Cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện cần thực hiện trong năm 2024 -0
ĐBQH Lê Thị Song An (Long An) đóng góp ý kiến. Ảnh: Hạnh Nhung

Cùng quan điểm, về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ĐBQH Lê Thị Song An (Long An) cho rằng, nên thực hiện trong năm 2024 và tổng số lượng huyện tham gia thí điểm thì nên giao địa phương, tỉnh lựa chọn theo tỷ lệ nhất định. Bởi có những địa phương có thể thực hiện nhiều, nhưng cũng có địa phương sẽ thực hiện ít. Phương án này sẽ bảo đảm việc phân cấp triệt để cho cấp huyện trong điều hành triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, ĐBQH Lê Thị Song An cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu giảm tỷ lệ vốn đối ứng trong thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Cụ thể là trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tại Dự án 2 về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, mục tiêu đặt ra là người dân phải có vốn đối ứng từ 40 - 60%. Tỷ lệ này là khá cao, vì hầu hết hộ nghèo, hộ cận nghèo không có đất sản xuất, không có tiền, kể cả sức khỏe cũng kém, nên yêu cầu vốn đối ứng như vậy không khả thi.

Theo ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông), việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã bước sang năm thứ 4 nhưng nhiều dự án, nhất là các dự án thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vẫn chưa thể thực hiện, do vướng mắc trong quá trình ban hành văn bản hướng dẫn.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhiều dự án thành phần thuộc ba Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án phát triển kinh tế - xã hội chưa thể triển khai do vướng quy hoạch, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn.

Do đó, đại biểu đề nghị các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn địa phương thực hiện đúng quy định...

Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà gặp gỡ một số Đoàn đại biểu Quốc hội các nước bên lề Đại hội đồng AIPA-45
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà gặp gỡ một số Đoàn đại biểu Quốc hội các nước bên lề Đại hội đồng AIPA-45

Trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Đại hội đồng AIAP-45 của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Vientiane, Lào, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã có cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng, Hồi giáo, Du cư và Người Morocco ở nước ngoài của Hạ viện Marocco; Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách đối ngoại và Hợp tác liên nghị viện, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Ukraine dự AIPA-45 Oleksandr Merezhko; Thành viên đoàn nghị sĩ Na Uy, nguyên Phó Thủ tướng Na Uy Erna Solberg; Thượng Nghị sĩ Canada Yuen Pau Woo.

Quốc hội nghe báo cáo về ngân sách nhà nước năm 2024
Thời sự Quốc hội

Quốc hội nghe báo cáo về ngân sách nhà nước năm 2024

Sáng 22.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe các Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Chính trị

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 21.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi tuyên thệ, Chủ tịch nước Lương Cường đã phát biểu nhậm chức. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Chính trị

Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng XHCN.

Chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Thời sự Quốc hội

Chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày nêu rõ, cử tri và Nhân dân tin tưởng sâu sắc vào sự đoàn kết thống nhất, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta; vui mừng, phấn khởi kinh tế đất nước tiếp tục phục hồi và phát triển, kỳ vọng sẽ phấn đấu hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho năm 2024.

2.289 kiến nghị của cử tri được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Thời sự Quốc hội

2.289 kiến nghị của cử tri được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 21.10, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị và trách nhiệm, nhiều kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời trước thời hạn, chất lượng giải quyết, trả lời ngày càng được nâng lên.

Tập trung vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Tập trung vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh

Một trong những giải pháp cốt lõi trong năm 2025 được nêu trong Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 là phải đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật. Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV sáng nay, 21.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực, ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; nổi bật là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, khắc phục điểm nghẽn, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm đời sống của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, khắc phục điểm nghẽn, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm đời sống của Nhân dân

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.10, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Quốc hội thống nhất cao, gương mẫu, đi đầu, đóng góp tích cực, quan trọng xây dựng thể chế phát triển của đất nước

Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; tập trung nhấn mạnh 3 vấn đề, trong đó, cần đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại họp báo
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV: Thể hiện quyết tâm đổi mới, nỗ lực cao nhất, hành động quyết liệt nhất

Phát biểu tại họp báo quốc tế về Kỳ họp thứ Tám, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, với nhiều điểm mới đáng chú ý, Kỳ họp được kỳ vọng sẽ thể hiện quyết tâm đổi mới, nỗ lực cao nhất, hành động quyết liệt nhất để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.