Năm 2024 sẽ trình Quốc hội dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

- Thứ Tư, 08/02/2023, 16:44 - Chia sẻ

Phát biểu tại Hội nghị về tình hình chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) do Thường trực Ủy ban Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp tổ chức chiều 8.2, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5.2024.

Năm 2024 sẽ trình Quốc hội dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) -0
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu

Triển khai nhiều công việc cụ thể theo quy định

Trình bày báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện hồ sơ đề nghị xây dụng Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, việc xây dựng dự án luật lần này xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới. Đồng thời, yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với cam kết cho phép ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp... là những đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn để Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Sẽ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 -0
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, đến thời điểm hiện nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng nhiều văn bản chỉ đạo như: Ban hành Kế hoạch số 181/KH-TLĐ (ngày 18.3.2022) về triển khai thực hiện Đề án định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV; Kế hoạch số 211/KH-TLĐ (ngày 30.5.2022) về triển khai các hoạt động sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012; Kế hoạch số 215 /KH-TLĐ (ngày 2.6.2022) về tổng kết 10 năm thực hiện Luât Công đoàn 2012.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã chủ động triển khai các công việc cụ thể theo quy định như: Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn, đến ngày 30.8.2022, Ban Chỉ đạo đã tổ chức hội nghị bàn, chỉ đạo những định hướng chính sách lớn trong lần sửa đổi toàn diện này. Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thành lập 3 đoàn khảo sát, đánh giá tình hình 10 năm thực hiện Luật Công đoàn tại 13 tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương. Đồng thời, tại các Kỳ họp (tháng 11, 12.2022), Thường trực Đoàn Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã cho ý kiến và thống nhất với hồ sơ đề nghị xây dụng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Sẽ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 -0
Toàn cảnh Hội nghị giữa Thường trực Uỷ ban Xã hội với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Đáng chú ý, ngày 21.12.2022, Tổng Liên đoàn có văn bản số 5692/TLĐ “Về việc  xin ý kiến góp ý vào đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi)” gửi các cơ quan theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp. Mặt khác, nhằm tǎng cường sự tham gia góp ý rộng rãi của các cơ quan, đối tưọng chịu sự tác động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã gửi vǎn bản lấy ý kiến của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Uỷ ban MTTTQ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam mới nhận được ý kiến phản hồi của Bô Nội vụ.

Ngoài ra, Tổng LĐLĐ cũng đã tiến hành đăng tải hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng thông tin điện từ Tổng Liên đoàn trong thời hạn ít nhất 30 ngày (từ ngày 22.12.2022 - 29.1.2023).

Sửa đổi, bổ sung một số điều để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất

Riêng đối với các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, chính sách Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy công đoàn; cơ chế quản lý cán bộ công đoàn và tăng cường vai trò của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện người lao động sẽ sửa đổi, bổ sung Điều 23 bảo đảm về tổ chức, cán bộ theo hướng cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn là cán bộ, công chức, viên chúc cho từng địa phương theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định làm rõ đối tượng cán bộ công đoàn chuyên trách, theo đó, bổ sung sửa đổi làm rō việc tuyển dụng, định danh và chính sách tiên lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; quy định cụ thể hơn hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam tại Điều 7...

Sẽ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 -0
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang điều hành Hội nghị

Đáng chú ý, chính sách này cũng sẽ sửa đổi Điều 14 theo huớng tách bạch quyền giám sát của Công đoàn Việt Nam thành một quyền riêng mang tính độc lập, chủ động của công đoàn theo hướng “Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra; chủ động thực hiện quyền giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động".

Đối với chính sách "Hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự ra đời của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam" sẽ được sửa đổi, bổ sung quy định về phân phối kinh phí công đoàn; sửa đổi, bổ sung quy định bảo đảm công khai, minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính công đoàn; bổ sung quy định về miễn, giảm kinh phí công đoàn.

Còn đối với chính sách về "Hoàn thiện các quy định của pháp luật công đoàn để phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật, nhất là Bộ luật Lao động 2019" sẽ sửa đổi Điều 1 (Công đoàn); bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiêp; sửa đổi, bổ sung Điều 9 (Những hành vi bị nghiêm cấm) theo hướng quy định chi tiết hơn các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn; sửa đổi, bổ sung Điều 10 Luật Công đoàn về đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nguòi lao động...

"Ngoài ra, sẽ sửa đổi, bổ sung các Điều 4, Điều 30 để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các điều trong Luật cũng như với hệ thống pháp luật, nhất là với Bộ luật Lao động 2019", ông Ngọ Duy Hiểu thông tin thêm.

Về tiến độ quá trình thực hiện dự án Luật, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong tháng 2.2022, Tổng Liên đoàn sẽ gửi văn bản lấy ý kiến Chính phủ về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. Đến trước ngày 1.3.2022, sẽ gửi hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét đưa vào chuơng trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; đồng thời, gửi đến Ủy ban Xã hội, các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra.

Trong quý II.2023, tổ chức đoàn đi thăm, học tập kinh nghiệm một số nước về Luật Công đoàn; đồng thời, tổng hợp các ý kiến đóng góp đối với Điều lệ Công đoàn Việt Nam để nghiên cứu, chắt lọc, đưa vào dự thảo Luật Công đoàn. Đến tháng 7.2023, thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật (sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết).

Quý III, IV.2023, Tổng LĐLĐ sẽ xây dựng hồ sơ dự án Luật và dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành; quý IV.2023 sẽ gửi vǎn bản lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan về hồ sơ dự án Luật; gửi vǎn bản lấy ý kiến Chính phủ về hồ sơ dự án Luật. Quý I.2024, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ dự án Luật; đồng thời gửi đến Ủy ban Xã hội, các Uỷ ban của Quốc hội để thẩm tra.

"Trong tháng 5, 6.2024, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7. Tháng 10, 11.2024 sẽ trình Quốc hội thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ 8", Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh. 

Thuỳ Dương - Ngọc Châm
#