Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi):

Không làm phương hại quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác

Tại phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cần làm rõ quan điểm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa là người tiêu dùng có quyền cao hơn người sản xuất, người phân phối, mà các đối tượng này đều bình đẳng trước pháp luật. Các quy định, biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không được làm phương hại đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Sáng 15.2, tiếp tục Phiên họp thứ 20, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 45 Điều; bổ sung 2 Điều; chuyển nội dung 2 Điều sang điều khác; bãi bỏ 2 Điều và sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy, quy định về giải quyết tranh chấp tại Tòa án hiện có 2 loại ý kiến khác nhau. Trong đó, loại ý kiến thứ nhất đề nghị, quy định rõ về việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dự thảo Luật. Lý do là bởi nếu chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành thì sẽ không thể áp dụng thủ tục rút gọn đối với các vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong khi đa số các vụ tranh chấp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị nhỏ, cần được giải quyết kịp thời để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy hầu hết các nước trên thế giới đều quy định áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết các vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cùng với đó, cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự để đảm bảo tính khả thi, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định về thủ tục rút gọn trong dự thảo Luật là không thống nhất với điều kiện giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn quy định tại Điều 100, Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng và ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Tòa án Nhân dân tối cao đã có văn bản đề nghị không quy định về nội dung này trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để bảo đảm tính thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, vì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là luật nội dung nhưng quy định tại Điều 69 và Điều 78 của dự thảo Luật về thủ tục rút gọn trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại quy định về thủ tục tố tụng. 

Do đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề xuất 2 phương án dự kiến tiếp thu để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phương án 1: tiếp tục quy định các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; sửa đổi, bổ sung Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể, tại điểm d khoản 2 Điều 69 dự thảo Luật quy định: “Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng”; bổ sung tại khoản 3 Điều 69 nội dung “Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự tại Điều 78 dự thảo Luật. Phương án 2: không quy định thủ tục rút gọn đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dự thảo Luật. "Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất theo Phương án 1", Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy nói. 

Không làm phương hại quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác -0
Các đại biểu tại phiên họp

Rà soát để bảo đảm tính khả thi

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với chủ trương áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, có những vụ án nhỏ, tranh chấp không lớn, lại xảy ra nhiều và thường xuyên, nếu không quy định thủ tục rút gọn sẽ gây phiền toái cho tổ chức kinh doanh, người tiêu dùng và cả Tòa án do số vụ án tăng cao.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, phải làm rõ nguyên nhân tại sao thủ tục rút gọn đã được quy định theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành nhưng lại chưa bao giờ được áp dụng? Do Tòa án không áp dụng hay do quy định của Luật hiện hành không phù hợp nên không áp dụng được? Dự thảo Luật hiện tiếp tục kế thừa luật hiện hành và có bổ sung điều kiện “các đương sự có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng”. Phải chăng điều kiện bổ sung là điều kiện thiếu trước đây nên chưa có cơ sở giải quyết các vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với giá trị nhỏ? Tại sao Tòa án nhân dân tối cao – cơ quan thực thi nhiệm vụ này lại không đồng tình quy định thủ tục rút gọn trong dự thảo Luật mà áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự? 

Không làm phương hại quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác -0
Các đại biểu tại phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị rà soát thêm phương án 1 trong dự thảo Luật, bởi có những quy định chưa rõ ràng, khả thi. Ví dụ: dự thảo Luật có quy định về vụ án đơn giản, vậy thế nào là vụ án đơn giản? Có phải vụ án đơn giản là vụ án có chứng cứ rõ ràng, Tòa án không cần điều tra bổ sung, làm rõ chứng cứ hay trách nhiệm của bên đương sự là phải cung cấp chứng cứ và Tòa án nhận định là rõ ràng thì mới áp dụng thủ tục rút gọn? 

Đồng tình với quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị, ban soạn thảo tiếp tục làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp để nghe thêm ý kiến về vấn đề này.

Không làm phương hại quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác -0
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp

Cơ bản tán thành với Phương án 1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, để bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật với Bộ luật Tố tụng dân sự, ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ các điều kiện, quy định tại Khoản 2 Điều 69 của dự thảo Luật với quy định áp dụng thủ tục rút gọn tại Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh cần làm rõ quan điểm: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa là người tiêu dùng có quyền cao hơn người sản xuất, người phân phối, mà các bên đều bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không làm phương hại đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần "soi" lại các nguyên tắc, quan điểm lớn đặt ra khi xây dựng dự án Luật này và một số vấn đề phát sinh khi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến cử tri và nhân dân.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện để trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến, lấy ý kiến các Đoàn Đại biểu Quốc hội cùng một số cơ quan hữu quan nhằm bảo đảm chất lượng dự án Luật trình Quốc hội.

Đối với hai nội dung còn ý kiến khác nhau là mở rộng khái niệm người tiêu dùng và áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, kinh nghiệm quốc tế, ưu, nhược điểm của từng loại ý kiến để làm rõ và thuyết phục hơn. Tiếp tục rà soát các quy định về bảo vệ thông tin, sử dụng thông tin của người tiêu dùng, trách nhiệm của người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân; bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng nhưng không làm phương hại đến quyền lợi, nghĩa vụ và chi phí tuân thủ pháp luật của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Cũng trong phiên họp sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại Kon Tum

Tiếp tục chuyến thăm, chúc Tết tại Kon Tum, sáng 15.1, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và Đoàn công tác đã dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và tặng quà cho đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết lãnh đạo và các lực lượng vũ trang Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết lãnh đạo và các lực lượng vũ trang Kon Tum

Tiếp tục chương trình thăm, chúc Tết tại Kon Tum, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và Đoàn công tác đã làm việc, chúc Tết Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh Kon Tum.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang phương tặng quà lưu niệm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Kon Tum

Ngày 14.1, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cùng Đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh Kon Tum; thăm, tặng quà các gia đình chính sách tỉnh Kon Tum.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới tiếp Chủ tịch Tập đoàn Leonardo S.p.A

Chiều 14.1, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Italia, Trung tướng Lê Tấn Tới đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn Leonardo S.p.A Stefano Pontecorvo.

Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”
Thời sự Quốc hội

Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”

Chiều 14.1, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 30, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức Phiên giải trình về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chụp hình lưu niệm cùng tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Báo Đại biểu Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, làm việc với Báo Đại biểu Nhân dân, Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 14.1, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội 35 Ngô Quyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã thăm, làm việc với Báo Đại biểu Nhân dân, Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 

toàn cảnh Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ, phát triển rừng

Sáng 14.1, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc đã phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tặng 5.500 quà cho gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, hội đặc thù của tỉnh
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng quà Tết người có hoàn cảnh khó khăn tại Ninh Bình

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã thăm, tặng quà Tết người có hoàn cảnh khó khăn tại Ninh Bình. Cùng đi có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Đinh Việt Dũng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Chương trình
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trao quà Tết cho hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Ninh Bình

Sáng 14.1, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, tại Công ty TNHH Ever Great International (huyện Gia Viễn), thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng Đoàn công tác của Trung ương đã về thăm, trao quà Tết cho hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Ninh Bình.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể của Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Chiều 13.1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp, thẩm tra dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Phiên họp thứ nhất Đoàn giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường

Chiều 13.1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Đoàn giám sát.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay, 13.1, khi trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” theo sự phân công của Bộ Chính trị.

Rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo
Chính trị

Rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo

Chiều 12.1, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì phiên họp.