Không được "buông" năng suất lao động, an sinh xã hội dù khó khăn

Đây là nhấn mạnh của các diễn giả trong phiên thảo luận chuyên đề 2 “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an ninh xã hội trong bối cảnh mới”.

Chuyên đề 2 bắt đầu với phần tham luận về “Giải pháp đột phá nâng cao năng suất lao động” của diễn giả Felix Weidencaff - Chuyên gia về Việc làm, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Theo ông Felix Weidencaff, xu hướng năng suất của Việt Nam đã có sự cải thiện kể từ giai đoạn 2012 đến nay, tuy nhiên vẫn tương đối thấp so với khu vực ASEAN, thấp hơn Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Không được
Chuyên gia về Việc làm, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương Felix Weidencaff phát biểu

Thách thức liên quan đến năng suất của Việt Nam khá đa dạng theo từng phân khúc doanh nghiệp: Năng suất của khu vực nhà nước và FDI cao hơn so với khu vực tư nhân trong nước và hộ kinh doanh.

Trong bối cảnh hiện nay, để bảo đảm cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, phát triển bền vững, Việt Nam cần có động lực mới về tăng trưởng năng suất. “Việt Nam chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, song không thể tiếp diễn vĩnh viễn nên cần có công nghiệp và sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Đây là động lực để tăng năng suất”, ông Felix Weidencaff nhấn mạnh.

Đặc biệt, vai trò của các thể chế và chính sách thị trường lao động rất quan trọng để giải quyết những thách thức kép trong việc duy trì tăng trưởng năng suất và bảo đảm tăng trưởng năng suất bao trùm, tạo nhiều công ăn việc làm. Phải tạo được hệ sinh thái về thị trường lao động, điều này đòi hỏi sự can thiệp từ cấp quốc gia, ngành và doanh nghiệp.

Tham luận về chủ đề “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội, cho biết tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện thành công 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước.

Ưu tiên bố trí vốn cho chương trình tín dụng chính sách
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Để giải quyết triệt để khó khăn, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, ưu tiên tập trung, bố trí nguồn vốn để phát huy vai trò của Ngân hàng vốn đóng vai trò chủ lực trong triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Không được
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu phát biểu

Sau phần tham luận, chuyên đề 2 bước vào phiên thảo luận do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu và Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển chủ trì điều hành.

Lý giải nguyên nhân năng suất lao động Việt Nam thấp như hiện nay, TS. Nguyễn Lê Hoa, Trưởng phòng Nghiên cứu Năng suất của Viện Năng suất Việt Namcho rằng, tại Việt Nam đang thiếu hụt lao động lành nghề có kỹ năng cao; thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhưng hầu hết là quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên khó có thể nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực này.

Không được
TS. Nguyễn Lê Hoa, Trưởng phòng Nghiên cứu Năng suất của Viện Năng suất Việt Namphát biểu. Ảnh: Hồ Long

Mặc dù các chính sách của Nhà nước đều tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế đã tác động tích cực đến tăng năng suất ở Việt Nam nhưng năng suất nội ngành chưa đạt được như kỳ vọng, các ngành đóng góp cao vào GDP và sử dụng lao động cao nhưng mức năng suất còn thấp, tốc độ tăng trưởng chưa đạt như mong muốn…

Thời gian qua đã có nhiều chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy nâng cao năng suất lao động của Việt Nam, như đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết thủ tục hành chính, đổi mới khoa học công nghệ nhưng quá trình thực thi chính sách còn chậm; các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp. Vì vậy, thời gian tới, các hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động Việt Nam cần được triển khai mạnh mẽ hơn.

Không được
Chuyên gia Kinh tế quốc tế cấp cao của Tổ chức phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam Jonathan Pincus phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng suất, ông Jonathan Pincus, Chuyên gia Kinh tế quốc tế cấp cao của Tổ chức phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho rằng hai vấn đề trong đầu tư nghiên cứu phát triển của Việt Nam là tiêu quá ít và tiêu quá dàn trải. Khả năng điều phối thấp giữa trung ương và địa phương trong đầu tư nghiên cứu phát triển. Đầu tư dàn trải với quá nhiều cơ quan bộ ngành và chưa tập trung vào những ngành then chốt. Nhiều dự án nhỏ làm hạn chế tác động của việc đầu tư.

Ngoài ra, chuyên gia của UNDP cũng góp ý vào công tác đào tạo chuyên sâu, sau đại học ở Việt Nam. Hiện nay chưa có đủ không gian trong giáo dục cao học nhất là các ngành khoa học, kĩ thuật. Trong bối cảnh các doanh nghiệp hứng thú với đầu tư tại Việt Nam, Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn để tận dụng cơ hội này, nâng cấp năng lực của mình. Việt Nam có nhiều du học sinh ở các nước phát triển, nhiều nhân tài khoa học công nghệ cần được khuyến khích trở về các viện, trường ở Việt Nam để tận dụng được nguồn vốn nhân lực này.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) năm 2014 là hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay và đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023-2024. Những định hướng lớn nhất sửa đổi Luật BHXH là nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 28 và hướng đến bảm đảm an sinh xã hội toàn dân và bảo đảm an sinh xã hội cho toàn lực lượng lao động. 

Không được
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về đối tượng sửa đổi, Thứ trưởng cho biết, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội bổ sung nhóm lực lượng lao động là chủ hộ gia đình, có khoảng 2 triệu chủ hộ gia đình có đăng ký kinh doanh và có đóng thuế. Đồng thời bổ sung nhóm đối tượng quản lý HTX và cơ sở kinh doanh; bổ sung nhóm chế độ hưu trí BHXH cho những người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên. Qua đó, giúp gia tăng độ bao phủ chính sách BHXH.

Liên quan đến vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, vấn đề gia tăng rút bảo hiểm xã hội một lần đang nhận được nhiều sự quan tâm. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết, trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút BHXH một lần lên đến 3,5 triệu người… Số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm (70%).

Nguyên nhân là do người lao động chưa nhận thức được hết vai trò của bảo hiểm xã hội trong bảo đảm an sinh xã hội trong cả cuộc đời, một phần do hoàn cảnh khó khăn của người lao động… 

Về các giải pháp trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, có các chính sách để tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội; các chính sách hỗ trợ tạm thời cho người lao động trong các hoàn cảnh khó khăn trước mắt.

Có 5 nhóm chính sách lớn trong Luật BHXH (sửa đổi) trình lên Quốc hội, đáng chú ý là sửa đổi quy định mức đóng, mức hưởng BHXH, quy định thu - chi Quỹ BHXH; giải quyết việc trốn đóng BHXH; giải quyết việc rút BHXH một lần; cải cách hệ thống BHXH một cách hiệu quả hơn, công khai, minh bạch hơn; quy định về đầu tư an toàn, hiệu quả của Quỹ BHXH trong tương lai.

Không được
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Kết luận phiên chuyên đề 2, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, về vấn đề năng suất, trong ngắn hạn năm 2023, cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tạo nền tảng thúc đẩy năng suất, gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo.

"Không được buông lơi vấn đề năng suất, kể cả trong điều kiện kinh tế khó khăn, cần quan tâm đầu tư thỏa đáng cho đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ", ông nhấn mạnh.

Về dài hạn, cần đổi mới cơ cấu nội ngành, tạo ra sự bền vững của năng suất, tạo sự đồng bộ trong các khâu triển khai, nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp.

Về bảo đảm an sinh xã hội, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, các chuyên gia đã có nhiều chia sẻ xoay quanh vấn đề sửa đổi Luật BHX theo định hướng linh hoạt, mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng, đối tượng thu, đa dạng hóa danh mục cơ cấu quỹ đầu tư bảo hiểm, hạn chế tình trạng rút BHXH  một lần.

Đối với việc phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị sửa đổi quy định của pháp luật liên quan đến quỹ đất, đối tượng thụ hưởng chính sách, điều kiện thụ hưởng, các ưu đãi cho chủ đầu tư, thủ tục hành chính. 

Qua trao đổi với các chuyên gia cũng như các tham luận gửi về Diễn đàn, Ban Tổ chức sẽ đúc rút những khuyến nghị chính sách để đóng góp vào hoàn thiện việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. 

Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà gặp gỡ một số Đoàn đại biểu Quốc hội các nước bên lề Đại hội đồng AIPA-45
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà gặp gỡ một số Đoàn đại biểu Quốc hội các nước bên lề Đại hội đồng AIPA-45

Trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Đại hội đồng AIAP-45 của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Vientiane, Lào, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã có cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng, Hồi giáo, Du cư và Người Morocco ở nước ngoài của Hạ viện Marocco; Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách đối ngoại và Hợp tác liên nghị viện, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Ukraine dự AIPA-45 Oleksandr Merezhko; Thành viên đoàn nghị sĩ Na Uy, nguyên Phó Thủ tướng Na Uy Erna Solberg; Thượng Nghị sĩ Canada Yuen Pau Woo.

Quốc hội nghe báo cáo về ngân sách nhà nước năm 2024
Thời sự Quốc hội

Quốc hội nghe báo cáo về ngân sách nhà nước năm 2024

Sáng 22.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe các Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Chính trị

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 21.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi tuyên thệ, Chủ tịch nước Lương Cường đã phát biểu nhậm chức. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Chính trị

Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng XHCN.

Chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Thời sự Quốc hội

Chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày nêu rõ, cử tri và Nhân dân tin tưởng sâu sắc vào sự đoàn kết thống nhất, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta; vui mừng, phấn khởi kinh tế đất nước tiếp tục phục hồi và phát triển, kỳ vọng sẽ phấn đấu hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho năm 2024.

2.289 kiến nghị của cử tri được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Thời sự Quốc hội

2.289 kiến nghị của cử tri được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 21.10, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị và trách nhiệm, nhiều kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời trước thời hạn, chất lượng giải quyết, trả lời ngày càng được nâng lên.

Tập trung vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Tập trung vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh

Một trong những giải pháp cốt lõi trong năm 2025 được nêu trong Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 là phải đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật. Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV sáng nay, 21.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực, ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; nổi bật là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, khắc phục điểm nghẽn, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm đời sống của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, khắc phục điểm nghẽn, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm đời sống của Nhân dân

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.10, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Quốc hội thống nhất cao, gương mẫu, đi đầu, đóng góp tích cực, quan trọng xây dựng thể chế phát triển của đất nước

Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; tập trung nhấn mạnh 3 vấn đề, trong đó, cần đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại họp báo
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV: Thể hiện quyết tâm đổi mới, nỗ lực cao nhất, hành động quyết liệt nhất

Phát biểu tại họp báo quốc tế về Kỳ họp thứ Tám, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, với nhiều điểm mới đáng chú ý, Kỳ họp được kỳ vọng sẽ thể hiện quyết tâm đổi mới, nỗ lực cao nhất, hành động quyết liệt nhất để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.