Đoàn ĐBQH Lai Châu; Gia Lai và An Giang thảo luận Tổ

Khó phân biệt rạch ròi giữa các loại vũ khí?

Việc giải thích từ ngữ gắn với tiêu chí “mục đích sử dụng” dẫn đến khó phân biệt rạch ròi giữa các loại vũ khí, gây khó khăn cho công tác quản lý; nhất là công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí khi phải chứng minh mục đích sử dụng vũ khí của người vi phạm...

Đây là kiến nghị của đại biểu tại phiên họp tổ (Tổ 17 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lai Châu, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)...

Tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý 

Đóng góp ý kiến với dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Tổ 17 tán thành cao với sự cần thiết, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hành chính và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành, áp dụng pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhằm bảo đảm thống nhất với các luật có liên quan. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật
Quang cảnh thảo luận tổ của Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu, Gia Lai và An Giang

Qua đó, tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; loại bỏ những quy định không hợp lý, đang là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp...

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật
Phó Chủ tịch Nước Võ Thị Ánh Xuân dự phiên thảo luận tại Tổ 17
Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật -0
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ - Tổ trưởng Tổ 17 điều hành phiên thảo luận tổ

Tuy nhiên, các đại biểu còn một số băn khoăn liên quan đếncác khái niệm vũ khí quy định tại Điều 3 của dự thảo Luật. Theo đó, một số nội dung giải thích từ ngữ đã có sự thay đổi về nội hàm, về bản chất so với quy định của Luật hiện hành. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu theo hướng chuẩn hóa từ các khái niệm của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc kế thừa quy định của Luật hiện hành. Đồng thời, rà soát các quy định này để bảo đảm phân định rõ các khái niệm, tính chính xác, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, không vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật -0
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) phát biểu ý kiến

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) cho rằng, việc giải thích từ ngữ gắn với tiêu chí “mục đích sử dụng” dẫn đến khó phân biệt rạch ròi giữa các loại vũ khí, gây khó khăn cho công tác quản lý; nhất là công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí khi phải chứng minh mục đích sử dụng vũ khí của người vi phạm...

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật -0
ĐBQH Đinh Ngọc Quý (Gia Lai) phát biểu ý kiến

Cũng liên quan đến giải thích từ ngữ tại Điều 3, ĐBQH Đinh Ngọc Quý (Gia Lai) và nhiều đại biểu cho rằng quy định về vũ khí thô sơ tại khoản 4 chưa bảo đảm thống nhất. 

Đánh giá kỹ lưỡng  khái niệm "dao có tính sát thương cao"

Thu hút nhiều ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận của Tổ 17 đó chính là các khái niệm liên quan đến vũ khí thô sơ, trong đó, có quy định về dao có tính sát thương cao.

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật -0
ĐBQH Đinh Văn Thê (Gia Lai) phát biểu ý kiến

Dự thảo Luật quy định:dDao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20cm trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ công an ban hành. Trường hợp sử dụng dao có tính chất sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này...

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật -0
ĐBQH Phan Huỳnh Sơn (An Giang)

Theo ĐBQH Phan Huỳnh Sơn (An Giang), cơ quan soạn thảo cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và quy định chặt chẽ hơn về nội dung này để tránh gây xáo trộn, khó khăn trong đời sống, sinh hoạt cũng như sản xuất thường ngày của người dân và bảo đảm tính khả thi khi triển khai vào trong cuộc sống.

Lý giải của nhiều đại biểu khác cũng cho thấy, trong thực tế rất khó xác định khi nào thì dao được xem là vũ khí khi gắn với tiêu chí “mục đích sử dụng”. Đôi khi, dao đang là vật dụng hàng ngày sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt của người dân nhưng khi dao được sử dụng để gây án thì nó được xem là vũ khí mang tính sát thương cao.

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật -0
ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) phát biểu ý kiến

Thực tế cũng đã chứng minh, người sản xuất, người bán, cho mượn, tặng cho dao chưa hẳn có mục đích sử dụng dao vào việc gây án. Người mua, người mượn thì sử dụng dao cho nhiều mục đích khác nhau. Do đó, rất khó xác định khi nào thì dao được xem là vũ khí và khi nào không phải là vũ khí khi nó chưa được mang ra sử dụng trên thực tế.

Vì vậy, hành vi vận chuyển, mua bán, gửi, mượn, tặng cho dao sẽ bị nghiêm cấm trong trường hợp nào, cần phải được quy định cụ thể, rõ ràng hơn để tránh xử lý oan sai hoặc bỏ sót tội phạm, đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của cá nhân, tổ chức.

Do đó, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và phải quy định chặt chẽ hơn khi xem dao là vũ khí. Để phù hợp với quan điểm chỉ đạo đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ là bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính; loại bỏ những quy định không hợp lý, đang là rào cản, gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp…

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật -0
ĐBQH Hoàng Văn Bình ( Lai Châu) phát biểu ý kiến

Về khai báo vũ khí thô sơ (Điều 32), các đại biểu thống nhất cho rằng, quy định khai báo vũ khí thô sơ phải bảo đảm linh hoạt và phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, điều kiện, tập quán sản xuất, lao động, sinh hoạt của người dân, tránh phát sinh thủ tục hành chính, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, cần làm rõ phạm vi vũ khí thô sơ cần được khai báo.

Bên cạnh đó, cần rà soát các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 5) để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các điều khoản trong dự thảo Luật. Trong đó, có quy quy định các hành vi cấm đối với vũ khí thô sơ và dao có tính sát thương cao cũng phải khác với hành vi cấm đối với vũ khí quân dụng…

Cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất giữa các Luật -0
ĐBQH Hoàng Hữu Chiến ( An Giang) phát biểu ý kiến thảo luận

Cho ý kiến về quy định liên quan đến các biện pháp cảnh vệ tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, các đại biểu tại Tổ 17 cho rằng việc sửa đổi nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác cảnh vệ thời gian qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cảnh vệ trong tình hình mới; góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, để bảo đảm rõ ràng, dễ theo dõi, dễ thực hiện, một số đại biểu đề nghị thiết kế một điều riêng trong Chương II quy định về các biện pháp cảnh vệ, bao gồm các nội dung bổ sung ở phần giải thích từ ngữ và các biện pháp cảnh vệ khác đã được nêu trong Luật...

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội kinh tế văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu

Chiều 16.9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Vũng Tàu, để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn và cứu hộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trưa 16.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt đoàn học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập. Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương

Trước ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, sáng 15.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra tại Hải Dương; thăm hỏi, tặng quà động viên bà con Nhân dân bị thiệt hại do bão, mưa lũ tại các huyện Gia Lộc và Thanh Hà.

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ
Chính trị

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, Đoàn Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV do Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Trịnh Xuân An làm Trưởng đoàn đã thăm làm việc tại Mông Cổ từ ngày 12 - 15.9.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 13.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 13.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 13.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Tiếp tục Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Thái Bình; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hội kiến Toàn quyền Australia; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tiếp Giám đốc điều hành Trung tâm Nghị viện châu Á.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Nhật Bản
Chính trị

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Nhật Bản

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, được sự đồng ý của Lãnh đạo Quốc hội, Đoàn Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV do Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV làm Trưởng đoàn đã thăm làm việc tại Nhật Bản từ ngày 8 - 11.9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Thái Bình
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Thái Bình

Trước ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, chiều 13.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra tại Thái Bình; thăm hỏi, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ, bà con Nhân dân tham gia phòng, chống bão lũ và bị thiệt hại do bão, mưa lũ tại các xã Hồng An (huyện Hưng Hà), Tân Lập (huyện Vũ Thư) và Minh Tân (huyện Kiến Xương).

Phải có thời hạn giải quyết dứt điểm hoặc giải quyết một phần
Thời sự Quốc hội

Phải có thời hạn giải quyết dứt điểm hoặc giải quyết một phần

Sáng 13.9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tiếp Giám đốc điều hành Trung tâm Nghị viện châu Á
Thời sự Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tiếp Giám đốc điều hành Trung tâm Nghị viện châu Á

Sáng 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã tiếp Giám đốc điều hành Trung tâm Nghị viện châu Á (PCAsia) Prasnar nhân dịp đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên; dự Lễ trao tặng Huy hiệu 65 năm, 40 năm và 30 năm tuổi Đảng; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với tỉnh Điện Biên; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Bộ trưởng Phụ nữ, Tài chính và Dịch vụ công Australia Katy Gallagher; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh tiếp Giám đốc điều hành PCAsia; Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Dân tộc; Văn phòng Quốc hội tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Đôn đốc quyết liệt công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp
Chính trị

Đôn đốc quyết liệt công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, còn khoảng 40 ngày nữa sẽ khai mạc Kỳ họp thứ Tám, do đó, Chính phủ cần đôn đốc quyết liệt các bộ, ngành để có “sản phẩm” gửi đại biểu Quốc hội. Quốc hội sẵn sàng túc trực chờ nội dung để thẩm định, trên tinh thần Quốc hội ủng hộ để Chính phủ điều hành phát triển đất nước trước tình hình khó khăn trong nước và của thế giới.

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Chính trị

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cử tri và Nhân dân đặc biệt bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với những thiệt hại, mất mát về người và tài sản tại nhiều địa phương; đánh giá cao sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để hạn chế thiệt hại và thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão.