Giải quyết hài hòa lợi ích giữa thu thuế tối thiểu toàn cầu với bảo đảm ưu đãi đầu tư

Tham gia thảo luận tại tổ 3 với dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu sáng nay, 10.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho rằng, dự thảo Nghị quyết cần chú trọng giải quyết vấn đề giữa thu thuế tối thiểu toàn cầu với bảo đảm ưu đãi đầu tư, bảo đảm môi trường đầu tư và hệ thống pháp lý ổn định.

Cẩn trọng trong việc đánh giá khả năng khởi kiện

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Nghị quyết phải được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm phương án tối ưu, tức là bảo đảm nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, nhưng đồng thời cũng phải giảm thiểu tác động do việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mang lại.

Nghị quyết cần tập trung giải quyết mối quan hệ giữa trước mắt và lâu dài và có những kiến nghị rất cụ thể. Lưu ý điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, cần chú trọng giải quyết hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư, với lợi ích của nước ta, đồng thời phù hợp với quy ước, quy chuẩn quốc tế; giải quyết vấn đề giữa thu thuế tối thiểu toàn cầu với bảo đảm ưu đãi đầu tư, bảo đảm môi trường đầu tư ổn định và hệ thống pháp lý ổn định.

Dự thảo Nghị quyết quy định việc thu thuế tối thiểu toàn cầu của Việt Nam và cũng liên quan trực tiếp đến nội dung phân chia quyền đánh thuế quốc tế đối với các tập đoàn đa quốc gia thuộc diện điều chỉnh của nhiều nước có liên quan. Nêu rõ điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, khi thực hiện có thể dẫn đến khả năng vướng mắc, khiếu nại về số thuế phải nộp, cách tính thuế… của các doanh nghiệp là thành viên tập đoàn đa quốc gia. Trong trường hợp khởi kiện, bên thua kiện sẽ phải nộp chi phí tố tụng. Do vậy, Chính phủ cần rất cẩn trọng trong việc đánh giá khả năng khởi kiện. Đồng thời, phải bảo đảm nguyên tắc không hồi tố và chuyển tiếp như thế nào khi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được ban hành. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trong năm 2025.

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) nêu rõ, mục tiêu của Nghị quyết là xử lý nhu cầu chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuộc diện điều chỉnh bởi các quy định OECD về thuế tối thiểu toàn cầu. Do đó, "chúng ta phải có quy định về mặt pháp lý để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện được nghĩa vụ thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam".

Giải quyết hài hòa lợi ích giữa thu thuế tối thiểu toàn cầu với bảo đảm ưu đãi đầu tư
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Vân Chi, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An phát biểu​​​​​​

Tuy nhiên, khi soi chiếu dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Vân Chi nhận thấy, dự thảo Nghị quyết chưa giải quyết được vấn đề nhà đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam thì cơ chế thuế với họ như thế nào? Theo Luật Thuế thu nhập doanh hiện hành, khi nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, nhưng sau đó, chúng ta lại thu về 15% là rất bất hợp lý, trong dự thảo Nghị quyền trình Quốc hội chưa xử lý được vấn đề này.

Liên quan đến vấn đề khiếu kiện, đại biểu Nguyễn Vân Chi cho rằng, các nhà đầu tư hiện hành được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế rất lớn, nếu thu thêm thuế tối thiểu toàn cầu, để bảo đảm mức đánh thuế là 15% sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư. Trong khi đó, lợi ích của nhà đầu tư được bảo đảm theo quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư, tức là quy định không hồi tố đối với các ưu đãi đầu tư. Nội hàm điều khoản bất hồi tố này có nêu quan điểm, chính sách ban hành sau mà tốt hơn cho nhà đầu tư, thì nhà đầu tư được hưởng chính sách mới, nhưng chính sách ban hành sau kém hơn, thì nhà đầu tư vẫn được hưởng ưu đãi trước (nghĩa là theo ưu đãi đang hưởng trong thời gian còn lại).

Đại biểu Nguyễn Vân Chi phân tích, tại nước ta, có trường hợp, ưu đãi đầu tư được ghi thẳng trên giấy phép đầu tư. Ví dụ như thuế suất 10% áp dụng "cả đời" cho dự án. Nhưng trường hợp này không còn nhiều, bởi các luật sau này chỉ cho phép ghi trên giấy phép đầu tư là: các nhà đầu tư có nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, với quy định ưu đãi đầu tư đặc biệt sau khi Quốc hội sửa Luật Đầu tư và Chính phủ ban hành Quyết định 29/2021/QĐ - TTg quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt, thì những ưu đãi đầu tư đặc biệt được ghi trên giấy phép đầu tư. Như vậy, các trường hợp nhà đầu tư có ưu đãi trên giấy phép đầu tư, thì ưu đãi cho nhà đầu tư không chỉ được bảo đảm bởi quy định của pháp luật về đầu tư, mà còn được bảo đảm bởi các Hiệp định về bảo hộ đầu tư song phương, đa phương. Những thỏa thuận, Hiệp định về bảo hộ đầu tư song phương và đa phương đều là những cam kết mà nước ta đã ký - đây là những bảo hộ đầu tư mạnh nhất cho nhà đầu tư.

Chính vì vậy, trong trường hợp lợi ích của nhà đầu tư bị ảnh hưởng, nhất là trong trường hợp ưu đãi được ghi thẳng trên giấy phép đầu tư, nếu khiếu kiện ra cơ quan tài phán quốc tế, khả năng thua kiện của Việt Nam rất lớn. Do vậy, đại biểu Nguyễn Vân Chi đề nghị, Chính phủ tính toán, cần nhắc đến khả năng này. Hiện nay, theo Tờ trình của Chính phủ vẫn đánh giá, khả năng khiếu kiện là rất nhỏ và gần như không có là chưa chuẩn xác.

Có chế tài với trường hợp doanh nghiệp không tự nguyện kê khai và nộp thuế

Một nội dung chưa được làm rõ trong dự thảo Nghị quyết, đó là vấn đề kê khai và nộp thuế. Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện tự kê khai và nộp thuế. Trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng có yêu cầu Chính phủ làm rõ Nghị quyết có giá trị pháp lý cao hơn hay điều khoản bảo đảm đầu tư cao hơn?

Nêu vấn đề này, đại biểu Nguyễn Vân Chi cho rằng, "Nghị quyết phải được ưu tiên cao hơn" và "nhà đầu tư phải nộp thuế theo quy định của Nghị quyết". Hơn nữa, do đây là Nghị quyết thí điểm, nên chắc chắn sẽ có những điều khoản trái với quy định của pháp luật hiện hành, nên cần được Chính phủ quy định rõ trong trường hợp có mâu thuẫn thì áp dụng theo Nghị quyết này.

Đại biểu Nguyễn Vân Chi cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung chế tài đối với trường hợp doanh nghiệp không tự nguyện kê khai và nộp thuế. Trong trường hợp cần thiết, phải có quy định dẫn chiếu sang quy định pháp luật hiện hành về quản lý thuế.

Cũng liên quan đến kê khai thuế, nơi nộp thuế, cách nộp thế, dự thảo Nghị quyết đang quy định nộp vào ngân sách Trung ương, nhưng cũng có ý kiến đề nghị nộp vào Quỹ riêng để sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp hoặc hỗ trợ trở lại nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. "Vấn đề này đề nghị Chính phủ cân nhắc, hướng dẫn thêm", đại biểu Nguyễn Vân Chi nói.

Dự thảo Luật mới quy định thời hạn áp dụng dự thảo Nghị quyết là từ 1.1.2024, tức là từ năm tài chính 2024 cho đến khi được thay thế bởi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đại biểu Nguyễn Vân Chi, Chính phủ hiện đang xin lùi thời hạn sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu không trình dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sớm, thì Nghị quyết này khi được thông qua sẽ áp dụng đến bao giờ?

Mặt khác, dự thảo Nghị quyết còn thiếu quy định về việc thu thuế đối với các Khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu (UTPR) để giữ quyền thu thuế cho Việt Nam theo quy định về thuế thu nhập tối thiểu của OECD, áp dụng từ năm tài chính 2025. Nếu dự thảo Nghị quyết không quy định, thì phải được nội luật hóa vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và phải bảo đảm có hiệu lực từ năm 2025.

"Nếu càng chần chừ việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ càng có vướng mắc với các nhà đầu tư mới". Lưu ý điều này, đại biểu Nguyễn Vân Chi đề nghị, Chính phủ khẩn trương sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội chính thức bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, bảo đảm hiệu lực áp dụng từ năm tài chính 2025.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào và Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào và Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng nay, 18.10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45, tại Thủ đô Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou

Chiều 17.10, tại cuộc gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng được gặp lại người bạn thân thiết của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; trân trọng chuyển tới đồng chí Pany Yathotou lời thăm hỏi thân tình, lời chúc sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Biên soạn cuốn sách phát biểu
Thời sự Quốc hội

Triển khai biên soạn sách “Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”

Chiều 17.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Biên soạn cuốn sách “Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” đã chủ trì phiên họp thứ Nhất của Ban Biên soạn.

Đoàn giám sát kiểm tra quá trình lưu mẫu thức ăn tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương
Tin tức

Bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 17.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, giám sát các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống cho đại biểu Quốc hội trên địa bàn Hà Nội, gồm: Nhà khách Quân đội; Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương; Nhà khách La Thành. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long làm trưởng đoàn.

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn
Thời sự Quốc hội

Văn phòng Quốc hội tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử

Ngày 17 - 18.10, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Văn phòng Quốc hội tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử đối với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Đúng 14 giờ, chiều nay, 17.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane bắt đầu chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chiều nay, 17.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường đi thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10.2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt tập thể, cá nhân nhận giải thưởng Vừ A Dính
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt tập thể, cá nhân nhận giải thưởng Vừ A Dính

Chiều nay, 16.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt tập thể, cá nhân nhận Giải thưởng Vừ A Dính nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Quỹ học bổng Vừ A Dính, 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính - Giải thưởng cao quý dành cho các cá nhân xuất sắc là người dân tộc thiểu số, các tập thể có nhiều đóng góp cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi và vùng biển đảo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chúc mừng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chúc mừng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 – 20.10.2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20.10.2010 – 20.10.2024), sáng 16.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tới thăm, chúc mừng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy
Chính trị

Giao ban báo chí tuần 3, tháng 10.2024

Chiều 15.10, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giao ban báo chí tuần 3, tháng 10 năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương

Chiều nay, 15.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, nữ cán bộ cấp vụ trưởng của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 - 20.10.2024).