Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Bắc Kạn, Quảng Ngãi thảo luận tổ:

Dự toán không sát thực tế làm không gian tài khóa bị thu hẹp

Sáng nay, 23.5, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Bắc Kạn, Quảng Ngãi), đại biểu Quốc hội đề nghị, tới đây, Chính phủ cần chú trọng xây dựng dự toán ngân sách nhà nước sát với khả năng thu, chi.

Dự toán sát thì không phải chuyển nguồn, vay thêm

Cho ý kiến về Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình ngân sách nhà nước năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) nêu rõ, năm 2023 đã tăng thu ngân sách nhà nước là 133,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với dự toán và tăng so với con số Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu vào tháng 10 (Chính phủ dự kiến số thu năm 2023 chỉ đạt dự toán, chứ không tăng thu). Như vậy, số tăng thu ngân sách nhà nước 133,4 nghìn tỷ đồng là tăng vào quý IV.2023.

Dự toán không sát thực tế làm không gian tài khóa bị thu hẹp -0
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Bắc Kạn, Quảng Ngãi)

Theo đại biểu Nguyễn Vân Chi, việc xây dựng dự toán không sát và thấp hơn thực tế làm cho không gian tài khóa bị thu hẹp. Đáng lưu ý, khi xây dựng dự toán thu thấp (trong khi nhu cầu chi đầu tư ngày càng tăng) đặt ra vấn đề phải đi vay, dẫn đến xây dựng dự toán bội chi cao hơn so với nhu cầu thực tế. Mặt khác, việc giải ngân lại chậm, nhiều dự án không giải ngân được, buộc phải chuyển nguồn.

Trong Báo cáo của Chính phủ không đặt ra vấn đề chuyển nguồn vì đây là những nội dung chưa được quyết toán. Tuy nhiên, đại biểu dẫn số liệu Báo cáo quyết toán năm 2022 của Chính phủ cho thấy, số chuyển nguồn của năm 2022 sang năm sau là hơn 1 triệu tỷ đồng, nếu tính số chuyển nguồn trên tổng chi ngân sách chiếm 39,6%; nếu so sánh số chuyển nguồn với số thực chi của ngân sách nhà nước thì chiếm 65,5%.

Dự toán không sát thực tế làm không gian tài khóa bị thu hẹp -0
ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) phát biểu

"Điều này cho thấy, chúng ta không thể giải ngân vốn đầu tư, không tiêu được những khoản dự toán chi nên phải chuyển nguồn lớn. Thực tế, số chuyển nguồn này gần bằng 85,3% số phải huy động bội chi, tức là chúng ta phải đi vay (vay trong nước, vay nước ngoài). Đây là con số rất lớn". 

Nhấn mạnh như vậy, đại biểu Nguyễn Vân Chi nêu rõ, “nếu chúng ta làm dự toán sát với khả năng thu, chi thì không cần phải chuyển nguồn và phải vay thêm đến 85%. Tất cả khoản vay nợ, bội chi là bài toán chúng ta để lại cho giai đoạn sau, thế hệ sau, vì đi vay phải trả”.

Do đó, đại biểu đề nghị, tới đây cần đánh giá lại những vấn đề này thực sự thấu đáo và sớm sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước để có cách tiếp cận xây dựng dự toán ngân sách cho phù hợp và thực tế hơn.

Về dự toán thu, tăng thu tương đối lớn, nhất là trong 3 khu vực đầu tư nước ngoài, khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Nếu nhìn từ góc độ số thu cho thấy kết quả rất khả quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo Báo cáo thẩm tra về kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế thì tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp rất khó khăn, doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường lớn hơn so với số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập.

Nêu vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Vân Chi đề nghị Chính phủ phải có báo cáo về tình hình "sức khỏe" của doanh nghiệp, nhằm có báo cáo sát hơn về tình hình kinh tế - xã hội. 

Ủy ban Kinh tế cũng có đánh giá về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 tăng 9,6%, so với năm 2022 tăng 20% (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ năm 2023 chỉ tăng 7,1%, trong khi năm 2022 tăng 15,8%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I.2024 (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) cũng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP...

Đại biểu Nguyễn Vân Chi cho rằng, những số liệu trên cho thấy, việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% cho đến thời điểm hiện nay không có tác động đến tăng cầu tiêu dùng. Do vậy, cần hết sức cân nhắc khi xem xét kiến nghị của Chính phủ về việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% để kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi lẽ nếu doanh nghiệp được giảm đầu vào 2%, thì giá bán ra cũng phải giảm 2%, không có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vẫn chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật

Cho rằng điểm nhấn của Quốc hội Khóa XV là đã thực hiện rà soát tổng thể hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đề nghị, lãnh đạo Quốc hội tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác này. Ngoài rà soát tiến độ, cần rà soát kỹ về mặt nội dung của các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật.

Dự toán không sát thực tế làm không gian tài khóa bị thu hẹp -0
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu

Theo Báo cáo của Ủy ban Kinh tế, có những luật có hiệu lực từ năm 2017, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản quy định chi tiết thi hành luật; nhưng khi trình sửa đổi luật, lại đề nghị sửa đổi chính nội dung chưa quy định chi tiết. "Vấn đề này có liên quan đến cam kết của Chính phủ trước Quốc hội, đồng thời gây khó cho triển khai thực hiện luật, kéo theo đó nguồn lực đầu tư triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách. Đề nghị những nội dung Quốc hội đã giao, Chính phủ phải thực hiện, bảo đảm văn bản quy định chi tiết cũng phải có hiệu lực cùng thời điểm luật có hiệu lực thi hành", ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) nhấn mạnh. 

ĐBQH Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi) nhất trí với nhận định nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành, có những văn bản nợ đến 9 năm. Đáng lưu ý, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007, tức là đã gần 20 năm, nhưng Chính phủ vẫn còn một nội dung chưa quy định chi tiết. Gần đây nhất, Luật Đấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2024, nhưng Nghị định hướng dẫn thi hành luật đến ngày 27.2 vừa qua mới ban hành, trong khi đó ở địa phương phải chờ Nghị định hướng dẫn thi hành mới tổ chức đấu thầu được. Điều này gây ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Dự toán không sát thực tế làm không gian tài khóa bị thu hẹp
ĐBQH Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi) đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật đúng thời hạn

Chính phủ đã tổ chức các phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tích cực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, nhưng với tình hình chậm như đã nêu, ĐB Đặng Ngọc Huy lo ngại, tới đây việc ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành đối với Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có kịp thời hay không? 

Đại biểu Đặng Ngọc Huy cũng nêu một số nghị định, văn bản hướng dẫn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn đã được các đại biểu Quốc hội đề xuất, kiến nghị sửa đổi nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được sửa đổi như: Nghị định 67/2014/NĐ - CP chính sách phát triển thủy sản; Quyết định 48/2010/QĐ – TTg về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ, khai thác, nuôi trồng hải sản và khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Đại biểu đề nghị Chính phủ lưu tâm, sớm sửa đổi các văn bản này.

Thời sự Quốc hội

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự

Sáng 19.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.