Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Chiều 16.7, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo và trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh.

Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ.

Báo cáo với Đoàn khảo sát, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo đã thể hiện những quy định mang tính toàn diện và chi tiết hóa từng yếu tố tác động lên nhà giáo, có sự liên kết, thống nhất, có quy định điều khoản chuyển tiếp giữa dự thảo với các văn bản khác liên quan. Đồng thời, quy định nhiều điểm mới như định danh, tiêu chuẩn, tuyển dụng, biệt phái, thuyên chuyển, thời gian nghỉ hưu… nhằm tháo gỡ hạn chế, bất cập trong công tác quản lý về giáo dục đối với nhà giáo.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc

Tuy nhiên, trách nhiệm, quyền lợi, phúc lợi hiện nay của nhà giáo đang thụ hưởng bị chi phối bởi nhiều Luật định của các bộ, ngành khác nhau; điều kiện thụ hưởng chưa tương xứng với công sức bỏ ra.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và tính thống nhất cho nhà giáo, Sở Giáo dục và Đào tạo kiến nghị, hiện nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập đang được xem là viên chức và được hưởng các chế độ chính sách của viên chức. Vì thế trong dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nhà giáo còn là viên chức hay không để bảo đảm tính nhất nhất quán? Nếu nhà giáo không còn là viên chức, thì tất cả các chế độ, chính sách đang được hưởng cần có điều khoản chuyển tiếp phù hợp để bảo đảm tính liên tục, quyền lợi và chế độ của nhà giáo không thấp hơn chế độ đang hưởng.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa phát biểu tại cuộc làm việc

Đồng thời, cần tăng cường sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ giáo viên, học bạ học sinh nhằm áp lực từ môi trường làm việc, hồ sơ sổ sách cho giáo viên. Cũng như xem xét quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo không chỉ cấp học mầm non, mà còn ở các cấp học khác khi không còn đủ khả năng lao động, nhất là giáo viên công tác ở các trường chuyên biệt…

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đạt được trọng việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo.

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, có hệ thống giáo dục không ngừng phát triển với nhiều mô hình giáo dục mới, nhiều cách làm mới, sáng tạo đã được triển khai và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phát sinh những vấn đề mới, bất cập, hạn chế, băn khoăn từ góc độ nghề nghiệp, như nhà giáo có phải hoàn toàn là viên chức không, cùng một đối tượng nhà giáo nhưng được quy định ở các luật khác nhau, chứng chỉ hành nghề của nhà giáo, tình trạng thừa thiếu giáo viên...

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa, nhà giáo là viên chức nhưng phải được xác định là viên chức đặc biệt, bởi nhà giáo là nghề đặc biệt; ứng xử với nhà giáo phải có sự tôn vinh; chính sách, môi trường làm việc… phải đúng tầm; mặt khác, nhà giáo cũng phải xứng đáng, phải làm gương. Do đó, mục tiêu cuối cùng là làm sao khi Luật Nhà giáo ra đời sẽ giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Có thể chưa hoàn thiện triệt để, chưa đáp ứng được toàn diện mong muốn của các thầy cô, nhưng phải tạo điều kiện, động lực để giáo viên yên tâm gắn bó, cống hiến cho nghề nghiệp.

Về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã triển khai, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục mầm non. Hệ thống văn bản chỉ đạo, định hướng cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi và hiệu qủa khi triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, chú trọng đổi mới chương trình giáo dục theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; đẩy mạnh công tác xây dựng chương trình chất lượng cao, tiên tiến hội nhập; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và luôn giữ chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi.

Hiện, TP. Hồ Chí Minh có 1.248 trường mầm non, trong đó có 474 trường công lập và 774 trường ngoài công lập; 15.661 nhóm, lớp; 340.746 trẻ. Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được duy trì hiệu quả, tỷ lệ huy động trẻ trong các độ tuổi đến trường, lớp với trẻ nhà trẻ là 32,3%; trẻ mẫu giáo 87,6%; trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 99,5%.

Song, các cơ sở giám dục mầm non công lập hiện đang gặp khó khăn trong việc chi trả lương cho đội ngũ nhân viên hợp đồng (theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP) vì nguồn ngân sách không cấp để chi trả lương cho đối tượng này, nên nhà trường tự chi trả gây ra thiếu kinh phí, thu nhập của đội ngũ này không cao, chưa thu hút được người lao động.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ phát biểu tại cuộc làm việc

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ đánh giá cao sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, nhất là việc ban hành các chính sách đặc thù; việc triển khai các văn bản pháp luật được thực hiện nghiêm túc; hạ tầng giáo dục được đầu tư đồng bộ, bài bản, đặc biệt việc huy động các nguồn lực và thực hiện tốt công tác xã hội hóa để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; phát triển nhanh mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục mầm non.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đinh Công Sỹ đề nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn tới các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ sở này cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn tâm lý, bảo đảm thực hiện đúng theo các quy định hiện hành. Đồng thời, cần quan tâm tính toán đến các phương án quy hoạch để bảo đảm việc phổ cập giáo dục khi dân số tăng nhanh; tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư có tâm huyết cho việc phát triển giáo dục…

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh -0
Các đại biểu tại cuộc làm việc

Đoàn khảo sát đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh làm rõ các khó khăn, vướng mắc, từ đó có những đề xuất cụ thể, hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu của thành viên Đoàn khảo sát và gửi về cho Đoàn trước ngày 25.7 tới để đưa vào báo cáo khảo sát.

Các ý kiến, kiến nghị sẽ được Đoàn nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo đầy đủ trong quá trình thẩm tra dự thảo Luật Nhà giáo; cũng như xem xét, hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục mầm non và các điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3 - 5 tuổi.

Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh

Ngày 9.4, tại TP. Trà Vinh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Sáng 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy

Tại Hội nghị sáng nay, 9.4, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Tashkent, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan
Chính trị

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan

13h chiều 5.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế I. Karimov Tashken, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.