Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Nam Định

Sáng 5.9, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Lê Tấn Tới làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Nam Định phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Cùng dự có các Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Ðình Nghị và đại diện các sở, ngành tỉnh Nam Định.

Báo cáo với Đoàn khảo sát, đại diện UBND tỉnh Nam Định cho biết, trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đồng thời, giao Công an tỉnh chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định đã chỉ đạo kiện toàn, củng cố, duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của 2.160 đội dân phòng/2.160 thôn (xóm), tổ dân phố (đạt 100%); 3.615 đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở/3.615 cơ sở thuộc diện phải thành lập (đạt 100%). Trang bị cho lực lượng dân phòng một số phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy như: bình chữa cháy, đèn pin, rừu cứu nạn, xà beng, búa tạ, kìm cộng lực, túi sơ cứu loại A, cáng cứu thương…

Qua thực tế triển khai, UBND tỉnh Nam Định nhận thấy, đầu tư trang bị phương tiện cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế, tuy đã được quan tâm cấp bổ sung hàng năm, nhưng vẫn còn thiếu so với quy định của Bộ Công an; vẫn còn những chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án, công trình đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy mang tính hình thức, không thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng; vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính…

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Góp ý đối với dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, UBND tỉnh Nam Định đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm của Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp với Bộ Công an tích hợp, lồng ghép kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình đào tạo lái xe; giao cụ thể nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở...

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Quang cảnh cuộc làm việc

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nhấn mạnh, dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống, sinh hoạt của toàn bộ người dân, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Hải Hưng phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đánh giá cao các ý kiến phát biểu đã tiếp tục bổ sung về căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn, làm rõ sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, làm rõ kết quả triển khai thi hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã có thêm nhiều thông tin có giá trị cho việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật bảo đảm tính khả thi hơn.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Ðình Nghị phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Lê Tấn Tới khẳng định, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh sẽ cùng với cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đối chiếu, rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh tại cuộc làm việc
Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh tại cuộc làm việc

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia

Chiều nay, 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.