Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo tiến sĩ

Chiều 22.2, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam về thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo trình độ tiến sĩ. 

z4129376327420_2dd4d137cb564b943a01c4a3d86f3180.jpg -0
Quang cảnh buổi làm việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đào tạo đa ngành, đa bậc học với gần 50 ngành trình độ đại học, hơn 20 ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 5 ngành đào tạo tiên tiến, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh. Kể từ khi thành lập đến nay, Học viện đã đào tạo hơn 100.000 kỹ sư/cử nhân, hơn 10.000 thạc sĩ và hơn 600 tiến sĩ. 

Theo báo cáo về công tác đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ năm 2017 đến nay, Học viện đã mở 2 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ gồm: Công nghệ sinh học và Khoa học môi trường, bảo đảm các quy định về việc mở ngành.

Học viện thực hiện theo phương thức xét tuyển, tổ chức 4 lần/năm. Đối tượng dự tuyển căn cứ theo chương trình đào tạo của từng ngành và được công bố trên website của Học viện theo thông báo xét tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên bảo đảm, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ.

Đào tạo tiến sĩ cần có đột phá cơ bản -0
GS. TS Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam báo cáo tình hình đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện

Đánh giá về hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ, trong giai đoạn vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo các Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, cơ bản phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam theo từng thời điểm nhất định.

Tuy nhiên, quy chế theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4.4.2017, điều kiện về chất lượng công bố rất cao, khó thực hiện, nhất là đối với các ngành Khoa học xã hội, vì vậy nghiên cứu sinh sẽ rất khó tốt nghiệp với điều kiện này. Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28.6.2021 lại yêu cầu cao về điều kiện người hướng dẫn, yêu cầu người hướng dẫn phải thường xuyên có công trình công bố để có thể hướng dẫn nghiên cứu sinh, điều này chưa hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

Đào tạo tiến sĩ cần có đột phá cơ bản -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, rào cản học phí đôi khi làm nhiều đối tượng bị bỏ lại phía sau trong đào tạo tiến sĩ

Quá trình đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, như: nghiên cứu sinh gặp khó khăn về tài chính trong tổ chức nghiên cứu, thí nghiệm, công bố xuất bản quốc tế; việc kiểm tra, xác định chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng gặp khó khăn do có nhiều loại chứng chỉ được tổ chức thi theo hình thức khác nhau. 

Tại buổi làm việc, thực trạng cũng như một số vướng mắc nói chung trong đào tạo trình độ tiến sĩ hiện nay cũng được đề cập. Đó là tính mới trong đề tài nghiên cứu, quy định về thời gian đào tạo, nghiên cứu, quy định về hội đồng phản biện, quy định về số lượng công trình khoa học cũng như việc kiểm soát chất lượng đầu ra, kể cả quy định về sản phẩm đóng góp cho khoa học sau khi nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án tiến sĩ... Nhìn nhận thấu đáo những vấn đề này chính là nền tảng tạo ra những đột phá cho chương trình đào tạo tiến sĩ. 

z4129084750249_2410f34c5531e3eac29e8981dc83c729.jpg -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Trưởng đoàn công tác, PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt Đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa ghi nhận đóng góp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam suốt thời gian qua trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng, đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế đào tạo bậc đại học và sau đại học đang đặt ra nhiều vấn đề, có vấn đề đến từ văn hóa xã hội, tâm huyết của chính người học, có vấn đề đến từ cơ chế và nguồn lực... Các ý kiến tại buổi làm việc sẽ được Đoàn giám sát nghiên cứu, tiếp thu, trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách về đào tạo trình độ tiến sĩ. 

Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27.11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Chiều 27.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 với 453/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,57% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, với 446/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quang cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Hội thảo về đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo “Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Một số vấn đề lý luận và kiến nghị”.

Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, với 449/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,74% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc; Ủy ban Pháp luật tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 29; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp Đoàn đại biểu Liên bang Nga; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thuý tiếp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cách mạng Thể chế Mexico.

Quang cảnh cuộc gặp
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội

Chiều 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Pháp Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội và Nhóm NSHN Việt Nam - Pháp, Phân ban Việt Nam trong APF.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, với 455/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi), với 450/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.