Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn

Ngày 23.7, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn “về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác dân tộc đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2023”.

Cùng đi có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân - Phó Trưởng đoàn giám sát; Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại cuộc làm việc

Báo cáo với Đoàn giám sát, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn nêu rõ, những năm qua, công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số nói riêng luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Kạn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời các chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương về công tác cán bộ.

Giai đoạn 2016 - 2023, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị đã cử 16.286 lượt cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được đào tạo cơ bản ngày càng tăng về số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao về nhiều mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ và giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng nhiều.

Cũng trong giai đoạn này, UBND tỉnh đã tuyển dụng được 196/198 công chức là người dân tộc thiểu số (chiếm 99%). Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tuyển dụng được 1.353/1592 viên chức là người dân tộc thiểu số (chiếm 85%). Công tác tuyển dụng được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, khách quan và đúng quy định.

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn -0
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân phát biểu tại cuộc làm việc

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cũng cho biết, các văn bản về chế độ chính sách cụ thể, đặc thù do tỉnh ban hành dành riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số còn hạn chế, chủ yếu thực hiện chung theo các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ triển khai thực hiện các chính sách pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành ghi nhận, UBND tỉnh Bắc Kạn đã rất nỗ lực, dành sự quan tâm tới cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. Công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu, ứng cử, đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng lưu ý, tỉnh Bắc Kạn cần tránh đánh mất đi lợi thế về quyền ưu tiên. Theo đó, Nhà nước đã có chính sách ưu tiên cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc, không thể áp dụng chính sách chung của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân tộc thiểu số...

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Toàn cảnh cuộc làm việc

Về chính sách cử tuyển, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn rà soát, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc, đơn cử, vùng trọng điểm của người H’Mông cần có nguồn cán bộ là người dân tộc H’Mông, vùng trọng điểm của người Dao cần có nguồn cán bộ là người dân tộc Dao... trên cơ sở đó có kế hoạch cử đi học cho phù hợp. 

+ Trước đó, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc đã làm việc với UBND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác dân tộc đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2023”.

Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031" Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp (dự kiến từ ngày 6.5 đến ngày 5.6); đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận Tổ quốc tiến hành nhiệm vụ này khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.