Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030, tập trung kiểm toán, nhất là vấn đề dư luận, đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm

Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030, tập trung kiểm toán, nhất là vấn đề dư luận, đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm

Lời tòa soạn: Trưa nay, 5.6, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc phiên chất vấn.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030, tập trung kiểm toán, nhất là vấn đề dư luận, đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam,

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Thưa đồng bào và cử tri cả nước,

1. Kiểm toán nhà nước có vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính Nhà nước, quản lý sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản công, giúp Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thực hành tiết kiệm. 

2. Phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng. Chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội rất cụ thể, bám sát nội dung chất vấn. Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, nắm chắc vấn đề, trả lời ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục, đi thẳng vào các vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra.

Phiên chất vấn đã có 35 đại biểu đăng ký phát biểu và đã được phát biểu chất vấn hết, trong đó có một ý kiến tranh luận.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tham gia trả lời, giải trình làm rõ thêm các vấn đề liên quan.

3. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đã cung cấp những thông tin xác thực, chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập, sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị và có kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật. Kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước tăng liên tục qua từng năm, thu nộp về ngân sách nhà nước với số tiền khá lớn. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Kiểm toán nhà nước triển khai có trọng tâm, trọng điểm. Tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán từng bước được khắc phục.

4. Bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực kiểm toán vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập. Kết quả kiểm toán chưa đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Việc phát hiện hành vi tham nhũng còn khó khăn.

Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Còn có kiểm toán viên vi phạm quy chế làm việc, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Còn một số trường hợp chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030, tập trung kiểm toán, nhất là vấn đề dư luận, đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

5. Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, có những giải pháp hiệu quả để khắc phục, tập trung vào các vấn đề trọng tâm như sau:

Thứ nhất, đề nghị Kiểm toán Nhà nước: Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030; tập trung kiểm toán theo kế hoạch đã được phê duyệt, nhất là những vấn đề dư luận xã hội, đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Cung cấp kịp thời báo cáo kiểm toán cho cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện, từng bước chuyển đổi từ quy trình kiểm toán truyền thống sang quy trình kiểm toán số, dựa trên nền tảng dữ liệu lớn với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Có biện pháp xử lý kịp thời, đúng pháp luật các Đoàn kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra kết luận, kiến nghị thiếu bằng chứng, không đủ căn cứ pháp lý, dẫn đến thiếu khả thi, khó thực hiện.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Kiểm toán nhà nước. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, đặc biệt là chất lượng kết luận, kiến nghị kiểm toán. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đặc biệt là các kết luận, kiến nghị còn tồn đọng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, kết nối liên thông với Bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030, tập trung kiểm toán, nhất là vấn đề dư luận, đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực thi công vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục chủ động phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương để hạn chế trùng lặp, chồng chéo ngay từ khâu xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm toán hàng năm.

Thứ hai, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán; kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm các trường hợp chậm hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Rà soát, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Nghiên cứu cơ chế xử lý chung đối với các kết luận thanh tra, kiến nghị kiểm toán thu hồi, hoàn trả, giảm chi ngân sách trong các trường hợp cơ quan, đơn vị phá sản, giải thể hoặc cá nhân đã chết, mất năng lực hành vi dân sự...

Cảm ơn Tổng Kiểm toán nhà nước. Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước kết thúc tại đây.

Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.

_______

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt​​​​​​​

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.