Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại là nguyện vọng cháy bỏng của cả Việt Nam và Lào

Gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào chiều tối nay, 5.12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, nguyện vọng cháy bỏng của cả hai nước là tạo được bước đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại song phương. Khẳng định Đảng, Nhà nước hai nước đều đang nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn, Chủ tịch Quốc hội nhắn nhủ với các doanh nghiệp "chúng ta có quyền lạc quan, quyết chí bền gan thì chắc chắn sẽ thành công tại Lào". 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại là nguyện vọng cháy bỏng của cả Việt Nam và Lào -6
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Ảnh: Doãn Tấn

Đây là cuộc gặp mặt thứ hai, diễn ra hơn 1 năm sau chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch Quốc hội với các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội Lào đã có nhiều khởi sắc, nhiều kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ hai nước xem xét, giải quyết. 

Đặc biệt, cuộc gặp mặt có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena; lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước cùng hơn 160 doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Lào. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại là nguyện vọng cháy bỏng của cả Việt Nam và Lào -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Ảnh: Doãn Tấn

Tại cuộc làm việc, đại diện bộ, ngành hai nước đã báo cáo với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về kết quả hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước và việc giải quyết các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam tại cuộc gặp nhân chuyến thăm chính thức Lào năm 2022 của Chủ tịch Quốc hội. 

Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng trở lại thăm đất nước Lào xinh đẹp và nhấn mạnh, so với thời điểm hơn một năm trước, Lào đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu đáng mừng trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô có khởi sắc, kết quả rất đáng khích lệ, khả năng tăng trưởng có thể đạt 4,2 - 4,5%. Lạm phát đã được kiểm soát và hạ nhiệt. Thu ngân sách Lào đạt chỉ tiêu Quốc hội giao, nhiều tỉnh vượt chỉ tiêu; khách du lịch tăng lên... Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là những tín hiệu rất đáng mừng đối với các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại là nguyện vọng cháy bỏng của cả Việt Nam và Lào -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao quà cho đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Ảnh: Doãn Tấn

Ghi nhận và biểu dương kết quả hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, tình hình đầu tư kinh doanh có nhiều khởi sắc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiều kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp trong cuộc gặp năm 2022 đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào quan tâm tháo gỡ; một số dự án lớn, với sự đầu tư ba bên (Việt Nam - Lào và một đối tác phát triển) tiếp tục được khởi động, như dự án chăn nuôi bò sữa của Vinamilk phối hợp với Nhật Bản, hay các dự án về năng lượng tái tạo, điện gió, quy mô lớn cũng được thúc đẩy đầu tư... 

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Quốc hội và Chính phủ Lào đã trực tiếp quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam; biểu dương tinh thần quyết tâm, sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh, đây là yếu tố then chốt, quyết định để các doanh nghiệp tiếp tục gặt hái được những thành công tại Lào. 

"Nguyện vọng cháy bỏng của cả hai nước là tạo được bước đột phá trong phát triển quan hệ kinh tế, thương mại song phương. Tuy nhiên, hiện nay, trao đổi thương mại hai nước mới chỉ đạt khoảng hơn 1 tỷ USD, đầu tư khoảng 5 tỷ USD nhưng chưa có dự án mang tính chất động lực, nhiều dự án còn khó khăn trong quá trình triển khai. Do đó, phải tạo bằng được bước đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại là nguyện vọng cháy bỏng của cả Việt Nam và Lào -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Ảnh: Doãn Tấn

Ghi nhận các đề xuất của doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, thể chế, chính sách pháp luật; nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và hạ tầng, chi phí logistics… là những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Việt Nam đã xác định đây là các khâu đột phá chiến lược. Phía Lào cũng hết sức quan tâm đến các lĩnh vực này. 

Trước những khó khăn chung hiện nay, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào kiên nhẫn hơn và quyết tâm hơn, bởi Đảng, Quốc hội và Chính phủ hai nước đang nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn. “Tình hình năm nay đã tốt hơn năm ngoái. Chúng ta có quyền lạc quan, quyết chí bền gan thì chắc chắn sẽ thành công tại Lào”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đề nghị Đại sứ tổng hợp đầy đủ các kiến nghị của doanh nghiệp để cập nhật, báo cáo cấp có thẩm quyền, có những kiến nghị có thể trình xem xét ngay tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ thứ 46 sắp diễn ra. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại là nguyện vọng cháy bỏng của cả Việt Nam và Lào -4
Đại biểu dự buổi gặp gỡ. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các kiến nghị về tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý vĩ mô, công tác quy hoạch, ngành vùng... giữa hai nước là rất đúng và trúng, đồng thời cho biết, hiện hai Đảng, hai Nhà nước cũng đang tập trung cho các lĩnh vực này. 

Về cơ sở hạ tầng, theo Chủ tịch Quốc hội, đây là vấn đề quan trọng, cũng là trăn trở chung. Hai bên đang chuẩn bị cho dự án liên quan đến Cảng Vũng Áng, tạo điều kiện để Lào nối ra biển; xây dựng đường sắt kết nối từ Lào đến cảng Vũng Áng... Các tổ chức WB, ADB đều quan tâm dự án này. Nếu không thu xếp được vốn từ các tổ chức này, Chủ tịch Quốc hội gợi mở, hai bên có thể tính đến đầu tư công. 

Về giao thông, theo Chủ tịch Quốc hội có thể chọn nút giao Vinh (Nghệ An) làm điểm kết nối với cao tốc Hà Nội -Vientiane, tạo điều kiện kết nối Đông - Tây, thúc đẩy vận tải hàng hóa, du lịch. Ủy ban Liên Chính phủ hai nước sẽ bàn vấn đề này. Cùng với việc mở thêm đường bay thẳng TP. Hồ Chí Minh - Vientiane sẽ chính thức đi vào hoạt động đầu năm tới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc hoàn thiện các tuyến kết nối qua đường bộ, đường không, đường sắt sẽ là những yếu tố quyết định tạo ra sự thay đổi căn bản trong quan hệ thương mại và đầu tư song phương. 

Về hoàn thiện để có môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, đây cũng là quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ Lào để tăng cường kết nối không chỉ hai nền kinh tế Việt Nam - Lào mà còn cả 3 nền kinh tế Việt Nam, Lào, Campuchia, hợp tác nội khối và hướng ra kết nối với khu vực. Về hàng không, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đường bay Vientiane - TP. Hồ Chí Minh vừa được công bố sẽ góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại là nguyện vọng cháy bỏng của cả Việt Nam và Lào -5
Đại biểu dự buổi gặp gỡ. Ảnh: Doãn Tấn 

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các kiến nghị của doanh nghiệp về hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tỷ giá...; cho biết, các kiến nghị này sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét. Cùng với đó, tại Kỳ họp thứ Sáu vừa qua, Quốc hội đã đồng ý chủ trương xây dựng Nghị định về Quỹ hỗ trợ khuyến khích đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận, nghiên cứu ý kiến của doanh nghiệp tại Lào trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định này. 

Tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp về các lĩnh vực trong đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, trồng cao su, nông nghiệp sản xuất quy mô lớn để xuất khẩu; năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời; khai khoáng, du lịch, nhất là du lịch khu vực Tam giác phát triển của Campuchia-Lào-Việt Nam để tiếp tục thực hiện tốt mô hình “ba quốc gia một điểm đến”; lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích nhà nước và tư nhân cùng làm...

Đánh giá cao việc Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đã tiến hành Đại hội và có nhiều hoạt động thiết thực kết nối doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, hàng năm Hội nên tập hợp ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào gửi về các cơ quan hữu quan trong nước để xem xét và kịp thời giải quyết.

Ý kiến bạn đọc

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031" Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp (dự kiến từ ngày 6.5 đến ngày 5.6); đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận Tổ quốc tiến hành nhiệm vụ này khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.