Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Luật Thủ đô có tầm quan trọng đặc biệt

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt bởi Hà Nội không chỉ là một đô thị đặc biệt mà còn là Thủ đô của cả nước. Đây thực chất là một luật về cơ chế đặc thù, về phân cấp, phân quyền và giao quyền để Hà Nội phát triển đột phá, từ đó tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Luật Thủ đô có tầm quan trọng đặc biệt
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Hà Nội phát triển, tạo động lực, dẫn dắt cả vùng, cả nước

Thảo luận tại Tổ 4 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng và các tỉnh Lai Châu, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu) chiều nay, 10.11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành toàn bộ thời gian nêu quan điểm về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) bởi đây là dự luật có tầm quan trọng đặc biệt. “Hà Nội không chỉ là một đô thị đặc biệt mà còn là Thủ đô của cả nước, đô thị đặc biệt thì có thể có nhiều nhưng thủ đô thì chỉ có một”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế.

Khi đề cập Hà Nội là trung tâm lớn thì thứ tự tại Nghị quyết số 15 đã có sự thay đổi so với Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6.1.2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 trước đó. Cụ thể, Nghị quyết số 11 đặt giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ lên trước kinh tế, nhưng Nghị quyết số 15 xác định Hà Nội là trung tâm lớn về kinh tế rồi mới đến văn hóa, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. Lý giải cho sự thay đổi này, Chủ tịch Quốc hội cho biết, quy mô kinh tế của Hà Nội ngày càng lớn, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh, thậm chí, nếu chỉ tính riêng thu nội địa thì số thu của Hà Nội còn lớn nhất. Tính chất kinh tế của Thủ đô hiện nay cũng đã khác trước.

“Hà Nội được xác định vừa là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, vừa là bộ mặt vừa là trái tim của cả nước, tức là tất cả những gì tinh tuý nhất đều tập trung ở đây. Cho nên, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được Nghị quyết số 15 về vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội và các định hướng, nhiệm vụ phát triển Hà Nội đến giữa thế kỷ để không chỉ thúc đẩy sự phát triển của riêng Hà Nội mà còn tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và cho cả nước”.

Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội nhất trí với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, xây dựng Luật Thủ đô không phải là cho riêng Thủ đô mà thực chất là cho cả nước theo tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước và cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.

Thực chất, đây là luật về cơ chế đặc thù, về phân cấp, quyền

Chia sẻ thêm với các đại biểu Quốc hội Tổ 4 về quá trình chuẩn bị dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã tập trung đầu tư rất lớn cả về công sức, trí tuệ cho dự án Luật này. Việc xây dựng dự án Luật được khởi động rất sớm, từ khi làm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 – 2025. Bộ Tư pháp – cơ quan chủ trì soạn thảo và Ủy ban Pháp luật – cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật cũng đã làm việc với nhau từ rất sớm về dự án Luật này. Đặc biệt, Đảng Đoàn Quốc hội đã trực tiếp có hai cuộc làm việc chính thức với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về dự án Luật. “Đây là trách nhiệm của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời cũng còn là tình cảm dành cho Thủ đô. Nhiều đại biểu nhận định dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu nhưng chất lượng đã khá tốt là bởi quá trình chuẩn bị cũng đã rất công phu như vậy”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Luật Thủ đô có tầm quan trọng đặc biệt
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về nội dung, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Luật Thủ đô hiện hành có nhiều quy định mang tính chất khung nên tác động mang tính đột phá đối với sự phát triển của Hà Nội chưa được như kỳ vọng. Vì vậy, dự thảo Luật lần này tăng thêm 3 Chương, 27 Điều so với Luật hiện hành.

“Các quy định lần này rất rõ để chúng ta có thể áp dụng được, khả thi trong thực tế chứ không phải là luật khung, luật ống. Luật này vừa quy định những vấn đề có tính phổ quát của một đô thị đặc biệt nhưng đồng thời lại vừa có tính đặc thù, riêng có của Thủ đô. Thực chất, đây là một đạo luật về cơ chế đặc thù, một đạo luật về phân quyền, giao quyền, về phân cấp. Đương nhiên là quyền phải gắn với trách nhiệm, gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đồng thời đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến tâm huyết, trách nhiệm để qua hai Kỳ họp sẽ có được bản dự thảo Luật có chất lượng tốt nhất trình Quốc hội thông qua.

Một điểm rất thuận lợi khi xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là, vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh. Nghị quyết này  có tính chất như một đạo luật với 44 chính sách, trong đó có 27 chính sách hoàn toàn mới so với những chính sách áp dụng cho các địa phương khác trong toàn quốc. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây cũng là một nền tảng để tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thể hóa những nội dung phù hợp với Thủ đô.

Tăng số lượng đại biểu HĐND cấp thành phố của Hà Nội là hoàn toàn hợp lý

Về mô hình tổ chức chính quyền của TP. Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hiện nay, mô hình chính quyền đô thị đang được thực hiện tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tuy nhiên, chỉ có TP. Hồ Chí Minh là thực hiện chính thức theo Nghị quyết của Quốc hội, còn Hà Nội và Đà Nẵng đều đang thực hiện thí điểm theo Nghị quyết của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, khi tổng kết vấn đề này để báo cáo Bộ Chính trị về việc xác định mô hình tổ chức chính quyền tới đây của Hà Nội như thế nào thì Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội thấy rằng, mô hình chính quyền đô thị như của Hà Nội có vẻ phù hợp hơn vì chỉ không tổ chức HĐND ở cấp phường, còn chính quyền ở nông thôn thì vẫn giữ đủ cả HĐND và UBND ở từng cấp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Luật Thủ đô có tầm quan trọng đặc biệt
Quang cảnh buổi thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển

Nếu bỏ HĐND cấp quận như TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì thực tế cho thấy trở ngại rất lớn là cấp quận không còn là cấp ngân sách nữa mà chỉ là đơn vị dự toán thôi. Đơn vị dự toán thì không được bố trí dự phòng ngân sách, không có các cơ chế của một cấp ngân sách nên cũng rất khó khăn, chưa kể các vấn đề về giám sát, kiểm soát quyền lực. Trong khi đó, mô hình của Hà Nội cũng không dồn quá nhiều nhiệm vụ vào cấp chính quyền Thành phố. “Vì thế, Hà Nội đã lựa chọn mô hình này và được Bộ Chính trị đồng ý, Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị cho phép áp dụng mô hình này. Và đến nay, sau khi tổng kết thì muốn trình Quốc hội để luật hoá mô hình này. Việc này tương đối chín vì nguyên lý của chúng ta là ở đâu có UBND thì ở đó phải có HĐND, ở đâu có quản lý thì ở đó phải có giám sát. Việc bỏ HĐND cấp phường nhưng vẫn giữ HĐND cấp quận cho thấy ổn định hơn và tốt hơn”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Về số lượng đại biểu HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho biết, “khi khởi thảo là vướng mắc lắm”. Nghị quyết số 18 của Trung ương có quy định từng bước giảm số lượng đại biểu HĐND nên khi thấy đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND cấp thành phố từ 90 lên 125 đại biểu thì cơ quan soạn thảo không đồng ý.

“Tuy nhiên, chúng tôi nghiên cứu rất kỹ thì thấy đề xuất này hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 18 của Trung ương. Vì khi không tổ chức HĐND cấp phường thì Hà Nội sẽ giảm được khoảng 6.000 người, trong khi đó chỉ tăng có 35 người thì rõ ràng, xét tổng thể là giảm rất mạnh. Nghị quyết của Trung ương chỉ nêu giảm số lượng đại biểu HĐND nói chung chứ không nói ở cấp nào. Do đó, đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND cấp thành phố của Hà Nội là hoàn toàn hợp lý. Kể cả Ban soạn thảo, rồi cơ quan thẩm tra thì sau lần thứ hai Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Thành ủy Hà Nội mới gỡ được việc này. Chúng ta phải tiếp cận và nhận thức theo hướng như vậy”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND Thành phố, Chủ tịch Quốc hội nhận định, “việc phân cấp, phân quyền cho Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội là cần thiết. Chúng ta cũng cần thí điểm vấn đề này, coi như là một mô hình để sau này tổng kết, đánh giá”.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định HĐND cấp tỉnh bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND, thực hiện quyền hạn theo quy định của luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Như vậy Thường trực HĐND cũng gần như là một cấp, là một thiết chế có những quyền hạn riêng. Khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khoá XV đã cho phép Thường trực HĐND trong điều kiện phòng, chống dịch thì được quyết một số nội dung. “Có lẽ cũng nên nghiên cứu, quy định thành luật cho phép Thường trực HĐND được thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng, còn quyền như thế nào thì chúng ta phải tính cho phù hợp. Chúng ta nên ủng hộ vấn đề này và nếu từ thực tiễn của Hà Nội mà tốt thì sau này có thể phổ quát hoá, nhiều việc hiện nay thay đổi nhanh lắm, cứ chờ HĐND họp định kỳ hàng năm hoặc tổ chức Kỳ họp bất thường thì không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống”, Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Ý kiến bạn đọc

Thời sự Quốc hội

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao
Chính trị

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 2.4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực (visa) cởi mở, đột phá, trong đó có “visa nhân tài” để thu hút đối tượng là người gốc Việt và người nước ngoài có trình độ cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia

Chiều 2.4 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO - một trung tâm giáo dục miễn phí giúp thanh thiếu niên tự học và nâng cao trình độ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên

Chiều 2.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng tại Khánh Hòa
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng

Ngày 2.4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty cổ phần phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ đã tổ chức Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng.

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ

Nhân dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, chiều ngày 2.4, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Hùng, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà lưu niệm cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tham quan Bảo tàng lịch sử Quốc gia Armenia

Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc Armenia anh hùng.

Phát huy tối đa thế mạnh, khai thác hiệu quả dư địa, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Armenia
Chính trị

Phát huy tối đa thế mạnh, khai thác hiệu quả dư địa, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Armenia

Tiếp tục chương trình Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Armenia diễn ra sáng nay, 2.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Việt Nam, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, các doanh nghiệp hai nước đã chia sẻ, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh và các lĩnh vực hai bên có thể tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia. Ảnh: L. Giang
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam và Armenia cùng nhau biến tiềm năng thành những kết quả thực chất, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc

Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định pháp luật để các doanh nghiệp Armenia hợp tác đầu tư kinh doanh thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam. Việt Nam mong muốn Chính phủ Armenia cũng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh thành công tại Armenia. Khẳng định điều này tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia diễn ra sáng nay, 2.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hợp tác kinh tế không chỉ là câu chuyện của lợi ích kinh doanh, mà còn là sợi dây gắn kết nhân dân hai nước, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị Việt Nam - Armenia; với sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ và sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng nhau biến tiềm năng thành những kết quả thực chất, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Sáng nay, 2.4 (theo giờ địa phương), mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia do Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Cộng hòa Armenia, Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.

Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Sáng 2.4, tại Quảng trường 2 Tháng 4 (TP. Nha Trang), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (rạng sáng ngày 2.4 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025), ngày 1.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã đến thăm, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh. Ông từng là thuyền trưởng Tàu 41, chỉ huy con tàu thực hiện 12 chuyến vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Bỉ trên tất cả các lĩnh vực

Nhấn mạnh chuyến thăm của Nhà vua Bỉ là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ song phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều nay, 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4 theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao
Chính trị

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao

Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự báo trong giai đoạn tới, nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ phải liên tục cập nhật kỹ năng và thích ứng với yêu cầu mới. Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2045 với các mục tiêu cụ thể...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc họp - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tập trung tham mưu, phục vụ Kỳ họp thứ Chín và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kết luận cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và Quý II năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tập trung chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng.