Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước

Chiều nay, 3.7, tiếp tục chuyến công tác tại Bình Phước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và triển khai giám sát các chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Tham dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cùng lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan. 

chieu-ctqh-a3.jpg -1
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về phía tỉnh Bình Phước có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành. 

Chuyển từ "dự trữ phát triển" thành một động lực phát triển thực sự trong vùng

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chỉ còn khoảng 1 năm rưỡi nữa sẽ tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2026 - 2030. Thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI không còn nhiều. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các thành viên Đoàn công tác tập trung đánh giá kết quả nổi bật mà tỉnh đạt được thời gian qua; những cách làm, kinh nghiệm hay mà tỉnh đã thực hiện để đạt được những kết quả tích cực; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế mà tỉnh cần khắc phục; nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và những đề xuất, kiến nghị với Trung ương.

chieu-ctqh.jpg -3
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cho biết, sau 27 năm từ ngày tái lập tỉnh, Bình Phước đã nỗ lực, vượt lên khó khăn, dần trở thành một tỉnh công nghiệp, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra các mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30.9.2021 về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm nhằm đưa Bình Phước chuyển từ vị trí "dự trữ phát triển" thành một động lực phát triển thực sự trong vùng Đông Nam bộ.

Trong đó, xác định 6 nhóm giải pháp lớn gồm: Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, xây dựng các chính sách phù hợp, tác động tích cực vào phát triển; Phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế; xây dựng quốc phòng, an ninh, đối ngoại vững mạnh, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và đạo đức.

chieu-ctqh-a2.jpg -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã xây dựng và ban hành hệ thống chính sách một cách toàn diện, đồng bộ các nhóm giải pháp, bao gồm 58 kết luận, nghị quyết, chỉ thị, đề án trên tất cả các lĩnh vực trọng điểm như: phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp; thương mại, dịch vụ; nông nghiệp; khoa học, công nghệ; đô thị; chuyển đổi số; phát triển nguồn nhân lực; cải cách thủ tục hành chính; huy động nguồn lực đầu tư; phát triển văn hóa, xã hội, du lịch; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đến nay, các cấp, các ngành trong tỉnh đã chủ động, tích cực triển khai các chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy vào thực tiễn và đã có những kết quả nhất định.

Về thực hiện Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; Quyết định số 216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phân cấp và giao cơ quan chủ quản đầu tư các dự án đường bộ theo Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã nghiên cứu, cho chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước, có chiều dài khoảng 6,6km vào dự án nhóm B; tổng mức đầu tư 1.474 tỷ đồng, dự kiến ngân sách trung ương 1.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 474 tỷ đồng; thời gian thực hiện giai đoạn 2024 - 2026; ngày 15.5.2024, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước -0
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước nhấn mạnh, ngày 28.6.2024 là ngày rất vui với Nhân dân hai tỉnh Đắk Nông và Bình Phước bởi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Gia nghĩa - Chơn Thành là con đường thoát nghèo cho Đắk Nông, con đường làm giàu cho Bình Phước. Thời gian tới, tỉnh Bình Phước sẽ chủ động, tích cực phối hợp với bộ, ngành địa phương hoàn thành các thủ tục để triển khai dự án theo Nghị quyết của Quốc hội. 

Về việc triển khai giám sát các chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội 6 tháng đầu năm nay, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức giám sát thường xuyên việc thực hiện chính sách pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước -4
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Kết thúc các cuộc giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có 4 báo cáo kết quả giám sát chuyên đề gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; đề xuất 62 kiến nghị gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan; 33 kiến nghị gửi đến UBND tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan đề nghị thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

Bên cạnh việc tổ chức các đợt giám sát theo kế hoạch đề ra, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh còn tham gia các Đoàn khảo sát của các Ủy ban của Quốc hội tổ chức khảo sát tại tỉnh Bình Phước. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và công tác tổ chức tiếp xúc cử tri cũng được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện tốt, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người dân. Trong 6 tháng đầu năm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã giải quyết được 26 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân và đã có văn bản chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước -0
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Công tác kiểm tra, giám sát được chỉ đạo thực hiện thường xuyên trong toàn Đảng bộ, tập trung vào những lĩnh vực đất đai, đầu tư công, sử dụng ngân sách, thực hiện quy chế, kiểm soát quyền lực. Hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tham gia tích cực, hiệu quả vào công tác tuyên truyền, vận động; có nhiều chương trình, phong trào thiết thực, sát cơ sở góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh ủy, trên cơ sở kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, tỉnh Bình Phước đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm gồm: 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước -2
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, tập trung nguồn lực để triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình hành động số 17-CTr/TU; Nghị quyết số 14-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh năm 2024.

Tập trung thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời và chống thất thu thuế; tổ chức điều hành chi ngân sách năm 2024 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, trong đó đặc biệt chú trọng 2 dự án, công trình trọng điểm (cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)); đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước -1
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, Ban cán sự đảng UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng, địa phương có liên quan phối hợp cùng với Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, Công ty Điện lực Bình Phước tháo gỡ các khó khăn, sớm hoàn thành đưa vào vận hành các dự án lưới điện 110kV và trung hạ thế nhằm bảo đảm an ninh năng lượng để thực hiện thành công các chủ trương, định hướng và các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2024 và những năm tới.

Tiếp tục rà soát, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, triển khai thực hiện các giải pháp giảm thiểu những tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực quy hoạch phát triển ngành công nghiệp bauxite - alumin - nhôm; tăng cường công tác quản lý nhà nước về mặt an ninh, trật tự đối với các hoạt động liên quan nhà đầu tư nước ngoài, lao động người nước ngoài trong khu vực dự án, khu vực lân cận liên quan đến hoạt động của dự án.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước -3
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trong tháng 9.2024 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự của các cơ quan, đơn vị, địa phương ở các huyện, xã thực hiện sắp xếp địa giới hành chính.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc sắp xếp, luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ; hoàn thành công tác rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026 và nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031. Chỉ đạo thành lập các tiểu ban đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Tiếp tục tăng cường thực hiện tốt công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; theo dõi, nắm sát, nắm chắc tình hình từ cơ sở, không để hình thành "điểm nóng"; hạn chế tối đa việc công dân khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp. Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm; kịp thời kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

chieu-ctqh-a4.jpg -2
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Về đề xuất với Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, hiện tỉnh đã hoàn chỉnh đề án phân loại đô thị nhưng chưa hoàn thành việc lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị phù hợp với phạm vi phương án sắp xếp đơn vị hành chính đô thị theo lộ trình đã đề ra. Để đảm bảo tiến độ theo quy định, Bình Phước đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giải thích và làm rõ thêm về quy hoạch đô thị mở rộng và quy hoạch mới; cho phép làm đồng thời quy hoạch, phân loại quy hoạch đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính; cân nhắc có giai đoạn chuyển tiếp đối với một số tiêu chí phân loại đô thị chưa bảo đảm sau sắp xếp.

Hiện nay tỉnh Bình Phước đã được phê duyệt quy hoạch tỉnh tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24.11.2023 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các điều kiện về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, giao thông, giáo dục đào tạo và các điều kiện khác đang từng bước được hoàn thiện, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng quy hoạch đã được phê duyệt, nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đầu tư vào tỉnh cũng như đầu tư phát triển các khu công nghiệp mới. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn do chỉ tiêu đất công nghiệp được phân bổ cho tỉnh rất hạn chế vì vậy không đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và thời gian sắp tới. Bình Phước đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành quan tâm, xem xét tháo gỡ vấn đề này. 

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.