Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Để bảo đảm công tác đấu thầu được công khai, minh bạch, đạt hiệu quả tránh các sai sót, vi phạm không đáng có như đã xảy ra vừa qua, nhưng vẫn đảm bảo được thuốc, hóa chất thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, tại phiên họp toàn thể sáng nay, 15.11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần thiết bổ sung vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) bổ sung chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế. 

Đấu thầu chỉ là phương tiện, không phải mục đích

Các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu, vì kể từ khi ban hành lần đầu tiên đến nay, luật hiện hành đã có 5 lần sửa đổi, bổ sung nhưng đều sửa đổi mang tính chất nhỏ lẻ. Trong khi đó, từ thực tiễn hoạt động, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật Đấu thầu hiện hành đã bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết trên thực tế, đòi hỏi phải được sửa đổi toàn diện. Các đại biểu Quốc hội cũng nhất trí cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật trong bối cảnh hiện nay sẽ hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư, mua sắm bằng vốn, tài sản nhà nước.

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế -2
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đấu thầu chỉ là một phương tiện, không phải là mục đích. Mục đích của đấu thầu là để có những sản phẩm chất lượng và kiểm soát được giá cả. "Chúng ta có thể chấp nhận chuyện thực hiện quy trình, thủ tục đấu thầu chậm lại để góp phần ngăn ngừa tiêu cực. Nhưng, một số nhóm mặt hàng đặc biệt, nhất là trong lĩnh vực y tế, việc cứu chữa người bệnh, ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người dân thì không thể chậm được", đại biểu nói. 

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) có nhiều thay đổi so với luật hiện hành (thêm mới 21 điều, sửa đổi 75 điều; bãi bỏ 12 điều), đặc biệt tại khoản 3 Điều 1 bổ sung quy định về các hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Đánh giá cao sự thay đổi này, song ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) nhận thấy, vẫn còn những hoạt động khác không thuộc khoản 3, Điều 1 nhưng cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật như hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê tài sản công; bệnh viện, tổ chức sự nghiệp thực hiện các hoạt động bán thuốc trong nhà thuốc của bệnh viện công, các dịch vụ phi y tế... Tại khoản 32 Điều 4 quy định phạm vi điều chỉnh cũng có nhiều hoạt động liên quan đến khái niệm “vốn nhà nước”. Do vậy, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị, cần tiếp tục rà soát kỹ các nội dung này, đồng thời, cần làm rõ khái niệm “vốn nhà nước” bảo đảm đầy đủ, bao quát và thống nhất với quy định tại các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cũng như xác định các đơn vị sự nghiệp tự chủ thì chịu tác động và áp dụng như thế nào.

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế -0
Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm trên, ĐBQH Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) cho rằng, Chính phủ cần cung cấp đầy đủ, tổng thể hơn về số liệu để chứng minh cho những lập luận, quan điểm, làm nổi bật hơn những tồn tại, hạn chế, vướng mắc của luật hiện hành, làm căn cứ vững chắc cho việc sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu. Tại dự án Luật đã dành Chương V để quy định đối với đấu thầu tập trung, mua thuốc, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gồm các điều từ Điều 51-55; tuy nhiên khoản 2 Điều 53 dự thảo Luật quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo hình thức đàm phán giá nhưng tại Chương II về hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư) không có quy định về lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá. Đại biểu đề nghị, Chính phủ nghiên cứu bổ sung quy định tại Chương II và quy định rõ nguyên tắc đàm phán giá, bổ sung hành vi nghiêm cấm trong đàm phán giá, trách nhiệm của các chủ thể liên quan thực hiện đàm phán giá, quy trình đàm phán giá vào dự thảo Luật.

Quy định về đấu thầu y tế chưa đủ

Tại Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 tại Mục 3 Chương V quy định về mua sắm tập trung, mua sắm thường xuyên, mua thuốc, vật tư y tế; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công. Nhưng một số đại biểu Quốc hội nhận thấy, tại dự thảo Luật không có quy định mua hóa chất, vật tư y tế sẽ thực hiện như thế nào.

Cần một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế -1
Đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Ngoài ra, dù tại Chương II quy định hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đã có những quy định khi lựa chọn thuốc, hóa chất, phương tiện, vật tư, trang thiết bị…. phục vụ phòng, chống dịch và cấp cứu người bệnh... thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng, phải quy định rõ trường hợp cấp bách trong y tế thì do cơ quan nào xác định vì có nhưng trường hợp là cấp bách của đơn vị này nhưng không phải cấp bách của đơn vị khác. Và, quy định rõ Hội đồng chuyên môn thuộc các bệnh viện có được quyền xác định trường hợp cấp bách để kịp thời mua sắm ngay lập tức phục vụ điều trị cho bệnh nhân như thuốc chuyên biệt hay vật tư thay thế được sử dụng tại các bệnh viện tuyến cuối hay không; hoặc các bệnh viện hạng đặc biệt có được phép mua sắm trang thiết bị y tế đặc thù theo hãng sản xuất phù hợp với nhu cầu điều trị và thiết bị đã có và đang sử dụng cho người bệnh hay không?

Để bảo đảm công tác đấu thầu được công khai minh bạch, đạt hiệu quả, tránh các sai sót, vi phạm không đáng có như đã xảy ra vừa qua nhưng vẫn đảm bảo được thuốc, hóa chất thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị, cần thiết bổ sung vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) một chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế với một số nội dung cụ thể về: mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế hay thế, hóa chất sinh phẩm; các dịch vụ phi tư vấn: bảo trì sửa chữa, thay thế linh kiện; thay thế trang thiết bị y tế, thuê trang thiết bị y tế phục vụ công tác điều trị; các dịch vụ phi y tế… Đồng thời, cần quy định chi tiết hình thức chỉ định thầu, chỉ định thầu rút gọn.

Dù dự thảo Luật đã dành một chương quy định cho mua sắm tập trung, mua sắm thường xuyên thuốc, vật tư y tế, song đại biểu Phạm Khánh Phong Lan lưu ý, quy định này chưa đủ, cần được rà soát, nghiên cứu bổ sung. Theo đó, cần xem xét để đa dạng hóa các phương thức để có được hàng hóa, dịch vụ, có được thuốc cho người bệnh chứ không chỉ chăm chăm thực hiện quy trình đấu thầu vừa tốn thời gian, công sức, cũng không bảo đảm chống được tiêu cực.

Ngoài ra, do thuốc là mặt hàng thiết yếu, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan gợi mở, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tính đến trường hợp khi đấu thầu các đơn vị dự thầu từ chối tham gia thầu hoặc phải hủy thầu. Khi tình huống này xảy ra, phải có cách giải quyết đặc biệt chứ không thể lại "khăn gói đấu thầu lại" khiến bệnh nhân phải chờ đợi thêm như hiện trạng đang xảy ra. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế tại các bệnh viện.

Để bảo đảm mua được thuốc, vật tư y tế giá rẻ nhất nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, đại biểu Phạm Thị Khánh Phong Lan cũng nhận thấy, trong các tiêu chí đấu thầu thuốc được dự thảo Luật đưa ra vẫn thiếu một tiêu chí hết sức quan trọng là đánh giá của bác sĩ điều trị về hiệu quả sử dụng. Đại biểu cho rằng, hiệu quả điều trị cần được lượng hóa và tính thành số điểm, được chịu trách nhiệm công khai, minh bạch bởi Hội đồng thuốc và điều trị. Dù nhận định của bác sỹ có đôi khi cảm tính, trong khi đó sau này nếu như cơ quan kiểm tra, điều tra vào thì sẽ có thể kết luận tại sao không chọn thuốc rẻ hơn mà lại chọn thuốc đắt hơn, nên rất cần có những quy định cụ thể về vấn đề này, “đừng nhìn ai cũng thành tội phạm”. Bởi bản thân một bác sĩ với quá trình ăn học, lương tâm nghề nghiệp và lời thề Hippocratic thì ưu tiên đầu tiên của họ khi lựa chọn thuốc cho bệnh nhân sẽ là hiệu quả điều trị cho người bệnh. Dù vẫn tồn tại những cá nhân tiêu cực, nhưng đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, phải xây dựng một đạo luật về đấu thầu bảo đảm được chất lượng thuốc.

Tuy nhiên, giải trình về vấn đề này tại phiên họp toàn thể của Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu thiết kế một chương riêng về đấu thầu y tế sẽ phá vỡ tính tổng thể của dự thảo Luật, khó bảo đảm luật sẽ điều chỉnh bao quát đối với tất cả các hoạt động đấu thầu.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

Cơ bản nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tỉnh Hà Tĩnh đã xác định trong năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Chiều nay, 27.12, tại trụ sở Tỉnh ủy Hà Tĩnh,  Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 và triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024
Thời sự Quốc hội

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024

Chiều 27.12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, Công đoàn Văn phòng Quốc hội (VPQH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26.12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 chính thức khai mạc với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc. Cùng dự có lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường

 Chiều tối 25.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai các Luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Thời sự Quốc hội

Không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn, chậm tiến độ chuẩn bị các dự án luật

Với khối lượng công việc rất lớn phải triển khai trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ làm ảnh hưởng, gián đoạn, chậm tiến độ soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương đề xuất nội dung và phương án cụ thể sửa đổi các luật để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Lời Tòa soạn: Chiều 25.12, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai các Luật, Nghị quyết và công tác lập pháp trong thời gian tới. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội

Chiều 25.12, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.
Thời sự Quốc hội

Kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Chiều 24.12, tiếp tục thực hiện chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.