Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội

Cần đặc biệt quan tâm đến công tác tiếp công dân

Sáng nay, 22.2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 30, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1.2024 (trong đó có công tác dân nguyện tháng 12.2023).

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 01.2024 (trong đó có công tác dân nguyện tháng 12.2023). Ảnh: Lâm Hiển
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 01.2024 (trong đó có công tác dân nguyện tháng 12.2023). Ảnh: Lâm Hiển

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ Năm

Trình bày Báo cáo tại Phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, cử tri và Nhân dân đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, gia đình chính sách, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn. Công tác thăm hỏi, tặng quà, động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã được thực hiện hiệu quả, thiết thực, bảo đảm cho người dân được vui tươi đón tết đầm ấm, vui vẻ.

Cử tri và Nhân dân cũng đánh giá cao kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, những nội dung được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài.

Cử tri cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay đã và đang tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, nhiều vụ án về tham nhũng, tiêu cực mới được phát hiện; khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đem lại niềm tin cho Nhân dân.

Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân bày tỏ sự lo lắng về tình hình trật tự an toàn giao thông cơ bản được đảm bảo nhưng vẫn còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông trong dịp Tết làm chết và bị thương nhiều người; việc nhiều lao động mất việc làm, nhất là lao động trong các ngành gỗ, dệt may, da giày, linh kiện và sản phẩm điện tử; tình hình kinh tế xã hội, đời sống của người dân tiếp tục gặp khó khăn, sức mua trước, trong và sau tết giảm so với các năm trước. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng phản ánh, tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động…

Tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng giảm

Về tình hình khiếu nại, tố cáo, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, trong tháng 12.2023 và tháng 1.2024, tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng giảm so với tháng 11.2023. Tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, các cơ quan đã tiếp 665 lượt với 1.344 công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 665 vụ việc và có 37 lượt đoàn đông người.

Các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã tiếp 592 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 597 vụ việc và có 31 lượt đoàn đông người. Qua tiếp công dân, đã ban hành văn bản chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với 73 vụ việc; hướng dẫn bằng văn bản 16 vụ việc; đã giải thích, hướng dẫn, thuyết phục công dân chấp hành đúng quy định của pháp luật đối với 508 vụ việc.

Các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã tiếp nhận và xử lý được 4.829 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến; trong đó có 951 đơn đủ điều kiện xử lý, 3.878 đơn không đủ điều kiện xử lý đã thực hiện lưu đơn theo quy định.

Ngoài một số nội dung cử tri phản ánh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua, Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục chủ động, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và giải pháp khắc phục tình trạng này, có giải pháp bảo đảm quyền lợi của người lao động. Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo bảo đảm vắc xin phân bổ về cho các địa phương để thực hiện tiêm chủng đảm bảo miễn dịch cho trẻ em, phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm...

Tạo sự khích lệ, động lực, niềm tin lớn trong xã hội và Nhân dân

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, nhìn chung, qua Báo cáo công tác dân nguyện tháng 1.2024 có thể thấy nội dung nổi bật là đã chăm lo Tết cho cả nước; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23.11.2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024 để Tết đến với mọi nhà, mọi người, với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đến thăm, chúc Tết ở khắp 3 miền đất nước để lo Tết cho Nhân dân, được dư luận hoan nghênh, đánh giá cao, tạo sự khích lệ, động lực, niềm tin lớn trong xã hội và Nhân dân.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội biểu dương các tổ chức đoàn thể quan tâm chăm lo, tổ chức “Chuyến xe nghĩa tình” cho các đối tượng nghèo, tạo điều kiện và bảo đảm nhu cầu đi lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn; đề nghị những việc làm ý nghĩa như vậy cần tiếp tục được phát huy. Bên cạnh đó, ngành y tế đã chỉ đạo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch và bảo đảm sức khỏe cho người dân, không xảy ra vụ ngộ độc nào lớn.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhận thấy, tình hình giá cả thị trường ổn định cả trước, trong và sau Tết, cho thấy sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của ngành công thương. Nhân dân đồng tình với việc quản lý, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn xã hội trong dịp Tết, nhất là đấu tranh với các loại tội phạm; đặc biệt, tình trạng lái xe khi vừa uống rượu bia được giảm hẳn ở cả 3 mặt về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng chỉ rõ, hiện người dân lo lắng trước tình trạng cho vay nặng lãi, sử dụng chiêu trò tinh vi trong mua bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc vẫn còn phổ biến; tình trạng mua bán, sản xuất, sử dụng pháo, chất nổ trái phép gia tăng.

Trong năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị cần đặc biệt quan tâm đến công tác tiếp công dân, các ngành chức năng, nhất là ngành thanh tra, công an và UBND TP. Hà Nội cần phối hợp với Mặt trận, đoàn thể để giảm tình trạng tập trung, khiếu kiện đông người.

Cơ bản đồng tình với nội dung Báo cáo công tác dân nguyện trong thời gian qua, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị bổ sung thêm thông tin về công tác dân nguyện trong dịp Tết Nguyên đán 2024, trong đó có đánh giá vai trò của công đoàn, MTTQ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã vận động, cùng với các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương và địa phương trao tặng quà Tết cho người nghèo trên cả nước.

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo, đánh giá cao sự cố gắng của Ban Dân nguyện trong việc phối hợp với các cơ quan liên quan, theo dõi sát sao tình hình, tổng hợp dữ liệu, thông tin, theo dõi công tác xem xét, trả lời, giải quyết, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ban Dân nguyện tiếp thu đầy đủ các ý kiến để chỉnh lý, bổ sung nội dung phụ lục về việc trả lời kiến nghị cử tri của các cơ quan, nghiên cứu sửa đổi tên báo cáo cho chính xác về giới hạn thời gian, bổ sung vai trò các chủ thể chăm lo Tết cho đồng bào, cử tri và Nhân dân… để hoàn thiện báo cáo đạt chất lượng cao nhất.

Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Tờ trình của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.