“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!” -0

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!”
*****

Xin mượn dòng tâm thư đẫm nước mắt dành cho mẹ của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh từ chiến trường 81 ngày đêm khói lửa - Thành cổ Quảng Trị… để bắt đầu cho chuỗi cảm xúc chuyến “về nguồn” của Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân do Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền dẫn đầu, về với dải đất miền Trung giữa những ngày tháng 7 thiêng liêng… Trong suốt hành trình tri ân ấy, mang theo tấm lòng thành kính, Đoàn đến nhiều địa danh ghi dấu ấn lịch sử của một thời đạn bom khốc liệt, như: Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Hang Tám Cô, Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn…

Về miền đất lửa…

Khởi hành từ Thủ đô Hà Nội vào lúc rạng sáng, vượt quãng đường hơn 600km bằng ô tô, tầm giữa chiều thì Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân cũng đã đặt chân đến với mảnh đất lửa linh thiêng Quảng Trị... Những ngày này, đất và người Quảng Trị dang rộng lòng đón khách, những đoàn cựu chiến binh từng chiến đấu nơi này bồi hồi đến bên đồng đội, những đoàn thanh niên và Nhân dân các dân tộc từ mọi miền về bày tỏ lòng tri ân…

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị

Điểm đầu tiên Đoàn dừng chân chính là Thành cổ Quảng Trị - nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và Thị xã Quảng Trị năm 1972. Nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị, đứng soi mình bên dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, Thành cổ yên tĩnh, thanh bình đến lạ thường, chỉ nghe thấy tiếng chim hót trên những hàng cây xanh rợp bóng mát như để chở che cho các liệt sỹ đang yên giấc trong lòng đất mẹ…

Trước Đài tưởng niệm, kính cẩn dâng hương, nghiêng mình tưởng nhớ công ơn các Anh hùng liệt sỹ, chúng tôi lặng nghe hướng dẫn viên kể những câu chuyện hào hùng, bi tráng của các chiến sỹ cách mạng trong trận chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ. Con tim như thắt lại, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi hòa cùng những giọt mồ hôi chát mặn, cay xè nơi khóe mắt… Thắp nén nhang trên Đài tưởng niệm, các thành viên trong Đoàn nguyện cầu cho linh hồn những người lính “mãi mãi tuổi hai mươi” được siêu thoát, trở thành bất tử, để chứng kiến sự hồi sinh của mảnh đất này - mảnh đất mà họ đã phải đổi bằng xương, bằng máu để gìn giữ vẹn nguyên cho thế hệ mai sau.

Ghé thăm Bảo tàng Thành cổ, đọc những dòng tâm thư chưa kịp gửi của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh (quê ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, sinh viên năm thứ tư, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) để lại trước ngày ra đi… khiến ai trong chúng tôi cũng đều không cầm được nước mắt… Bởi, ẩn sâu trong những trang thư hoen ố màu thời gian ấy, là những lời dự cảm về ngày ra đi, là tình thương gửi đến mẹ yêu, là nghĩa vợ chồng sâu đậm, tình cảm của những người thân trong gia đình. Nhưng trên hết là lý tưởng “Tổ quốc cần sẵn sàng hiến thân mình”: “Con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng trước khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột… “Mẹ kính mến! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi… Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc”.
“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Một góc Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9
Không có những nấm mồ, không có những tấm bia ghi danh tên tuổi các liệt sĩ, nhưng Thành cổ Quảng Trị vẫn được ví như một nghĩa trang, là bản tráng ca hào hùng của Nhân dân cả nước. Bởi nơi đây, mỗi nhành cây, ngọn cỏ, mỗi tấc đất đã thấm đẫm máu xương của hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào... Do vậy, cũng như mọi người con đất Việt về đây, chúng tôi chỉ dám đi nhẹ, nói khẽ, mong không kinh động đến vong linh các Anh hùng liệt sĩ đã hòa mình với màu xanh cây cỏ: “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/ Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ/ Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió/ Ru mãi bài ca bất tử đến vô cùng”.
“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Dòng sông Thạch Hãn huyền thoại nằm bên cạnh Thành cổ Quảng Trị

Chia tay Thành cổ, chúng tôi đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 (phường 4, TP. Đông Hà) - nơi yên nghỉ vĩnh hằng của hơn 10.700 liệt sĩ đã hi sinh trên chiến trường Quảng Trị và làm nhiệm vụ cao cả tại nước bạn Lào.

Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân thỉnh 9 hồi chuông, kính cẩn dâng hoa, dâng hương, dành phút mặc niệm tưởng nhớ các liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do, thống nhất đất nước… Sau lễ dâng hương, các thành viên trong Đoàn lặng lẽ đến từng phần mộ thắp những nén tâm nhang tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ. Nhìn những hàng mộ trắng thẳng đều tăm tắp, nổi bật giữa nền trời xanh thẳm, ai nấy đều không giấu được sự xúc động. Mỗi người đều nhẹ bước chân, có chuyện trò cũng chỉ khe khẽ. Tất cả đều muốn giữ yên "giấc ngủ" của các anh, các chị.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Đoàn dâng hương, dâng hoa, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9
“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân chụp ảnh lưu niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9
Rời Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, chúng tôi đến Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn (tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận xã Vĩnh Tường, huyện Gio Linh). Đây không chỉ là nơi an nghỉ của hơn 10.000 liệt sĩ mà còn là biểu tượng của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Các anh đang đứng chung trong “đội hình trắng” thẳng tắp, nghiêm trang. Dù đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn đó bao nhiêu tấm bia im lìm với dòng chữ “Liệt sĩ chưa biết tên”… Họ là những chàng trai, cô gái từ khắp mọi miền quê tuổi đời đang phơi phới, bỏ lại phía sau gia đình và người thân, sự lãng mạn của tuổi trẻ, tình yêu... để xả thân nơi chiến trường ác liệt.
“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền và Đoàn thỉnh chuông tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

Sau phút mặc niệm tại Đài tưởng niệm uy nghiêm, sừng sững bên cây bồ đề huyền thoại gần 50 năm tuổi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Đoàn của chúng tôi tản ra những khu mộ để thắp nén tâm nhang, tri ân những người con ưu tú của dân dộc đã hy sinh trên “tuyến lửa” Trường Sơn huyền thoại… Mấy mươi tỉnh, thành là bấy nhiêu khu mộ với nhà tưởng niệm được xây dựng mang dáng dấp quê hương của các liệt sĩ. Xen kẽ giữa các khu mộ là những vạt rừng thâm nghiêm, dịu mát…

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Danh sách các liệt sĩ quê Nghệ An tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn

Rời nghĩa trang trong buổi trưa nắng hanh hao của núi rừng Trường Sơn, trong mỗi chúng tôi đều chung suy nghĩ về một giai đoạn lịch sử đầy bom rơi, máu đổ, càng thêm trân quý giá trị của tự do, hoà bình, và thêm trân quý về thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc: “Trường Sơn đông nắng tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình...”.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Các  thành viên Đoàn công tác thắp hương các phần mộ Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

Nửa thế kỷ trôi qua, bản hùng ca mang tên Quảng Trị vẫn vang mãi trên mảnh đất mang đầy thương tích chiến tranh, trên hành trình đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Thông điệp lớn nhất Quảng Trị mang đến là tinh thần đi tới, là khát vọng hòa bình, là sự hồi sinh và nỗ lực phát triển xây dựng quê hương Quảng Trị cùng đất nước Việt Nam mãi cường thịnh, phồn vinh, giàu đẹp…

Đó có lẽ cũng là mong muốn, là khát vọng mà Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã chia sẻ với Đoàn trong buổi gặp mặt thân mật ấm cúng: “Miền đất lửa” năm xưa, vùng đất của những chiến công hào hùng sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống kiên cường, anh dũng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào sự nghiệp xây dựng quê hương, xứng đáng với niềm tin yêu của quân và dân cả nước, với sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước vì mục tiêu độc lập, tự do, thống nhất và phồn vinh của đất nước.

Mãi mãi tuổi 20…

Rời Quảng Trị, tiến về miền “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”, chúng tôi đến “địa chỉ đỏ” Hang Tám cô khi mặt trời đang từ từ xuống núi.

Nằm trên cung Đường 20 Quyết Thắng- nơi có một đội TNXP và một tiểu đội pháo đang đóng, thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, con đường máu nối liền Đông Trường Sơn - Tây Trường Sơn đưa chi viện từ Bắc vào Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Hang Tám cô là di tích lịch sử được Bộ VH, TT và DL công nhận.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Đoàn công tác nghe giới thiệu về quá trình chiến đấu, hy sinh anh dũng của lực lượng TNXP làm nhiệm vụ trên tuyến Đường 20 Quyết Thắng
Bước chân thật khẽ từng bậc tam cấp lên Khu tưởng niệm, dòng người như lắng đọng, ai trong chúng tôi cũng không nén được sự bồi hồi, xúc động. Giọng của bạn thuyết minh lúc trầm bổng, khi sâu lắng như đưa chúng tôi trở về với thời khắc chiều ngày đông rét mướt năm 1972. Đó là vào ngày 14.11, đội TNXP đang thực hiện nhiệm vụ san lấp hố bom, chuẩn bị thông xe để bộ đội hành quân vào Nam, thì bất ngờ trận mưa bom từ quân địch dội xối xả, cày nát cung đường Km16... Để tránh những đầu bom, mũi đạn đang không ngừng trút xuống, các chiến sĩ phải tạm thời chạy vào lánh nạn trong một hang động gần đó. Nhưng không may thay một tảng đá lớn do trúng bom đã vô tình rơi xuống lấp kín cửa hang, bịt kín đường ra.
“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!” -0
Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân dâng hương, dâng hoa tại Hang Tám Cô

Những ngày sau đó, phát hiện tiếng kêu cứu, đồng đội của họ đã tập trung mọi lực lượng để tìm cách phá đá cứu người nhưng không thể. Nhiều ngày trời trong hang đá tuyệt vọng, từng chiến sỹ kiệt sức và bị chôn vùi giữa đại ngàn Trường Sơn… Và rồi, họ cứ thế “nằm im” trong lòng đất, hòa thân mình vào thiên nhiên để “ngủ” một giấc an lành chờ ngày độc lập. Sự hy sinh của họ đã trở thành huyền thoại đẹp: “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí Quốc gia…”

Khi Đoàn chúng tôi đến nơi, đã có rất nhiều đoàn khách đến dâng hương, dâng hoa. Đó là những thân nhân, là những đồng đội năm xưa của các liệt sĩ, là những người dân Việt Nam về thắp nén hương trầm tỏ lòng thành kính, tri ân đến 8 chiến sĩ TNXP đã cống hiến tuổi thanh xuân mở đường, bảo đảm giao thông trên con Đường 20 Quyết Thắng, trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, để đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất non sông liền một dải… Trong số đó, chúng tôi gặp bác Trần Hữu Nghi (huyện Thanh Chương, Nghệ An). Trò chuyện với chúng tôi, bác Nghi xúc động: “Lần đầu đến với Quảng Bình, đứng lại nơi đây, tôi mới hiểu hết được sự tang thương của chiến tranh, sự hy sinh anh dũng của những người lính và thấy thêm yêu, thêm trân trọng những giá trị hòa bình. Tin rằng, sau chuyến đi này, con, cháu tôi sẽ trưởng thành hơn và trở thành người có ích cho quê hương”.

Anh Trần Văn Vinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng không giấu nổi xúc động: “Từng biết về Đường 20 - Quyết Thắng qua những thước phim, câu chuyện chiến đấu anh dũng của các lực lượng, nhất là 8 TNXP tại đây đã thôi thúc tôi đến với mảnh đất này. Hôm nay, tâm nguyện tự tay mình dâng nén hương thơm, bông hoa trắng lên các Anh hùng liệt sĩ đã trở thành hiện thực. Về nơi đây, tôi càng hiểu hơn trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước”.

Trong hành trình đến với các “địa chỉ đỏ” dọc đường Trường Sơn huyền thoại, trong mỗi chúng tôi đều trào dâng những cung bậc cảm xúc giữa quá khứ xen lẫn với hiện tại. Nhưng có lẽ nốt thăng trong những cung bậc đó chính là phẩm chất anh hùng bất khuất, ý chí kiên cường của những con người trong quá khứ và hiện tại… Xin nhắc lại những câu thơ của Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu khắc tại Đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Đường 20 như một lời truy niệm: Tuổi 20 nguyện hiến non sông/ Đường trăm trận sá gì sống chết/ Tỏ cùng trời đất tấm trung can/ Giải với non sông bầu nhiệt huyết... Tuổi chẳng thọ nhưng huân công mãi mãi trường tồn/ Thân dù tan mà khí phách đời đời bất diệt”.

Những giọt nước mắt còn đọng lại trên khóe mắt. Xế trưa, mặc cho trời Quảng Bình nắng như đổ lửa, Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân lại tiếp tục hành trình về với “địa chỉ đỏ” khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) - nơi vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình yên nghỉ… Đứng trước khu mộ, trong không khí trang nghiêm, thành kính, các thành viên trong Đoàn đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; nguyện noi theo tấm gương suốt đời cống hiến vì nước, vì dân của Đại tướng, quyết tâm ra sức rèn luyện, phấn đấu, góp sức xây dựng đất nước ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại, xây dựng Tổ quốc hùng cường, thịnh vượng.

“Đất mặn, đất chua, đất cằn, đất cỗi/… Dải đất hẹp ơi, quê mình sao lận đận?/ Vất vả dặm trường, khắc nghiệt bởi thiên nhiên…”. Những câu thơ chất chứa bao nỗi niềm của tác giả về miền cát trắng - mảnh đất hẹp nhất của “khúc ruột” miền Trung đã khiến cho chúng tôi chia tay Quảng Bình mà trong lòng vẫn còn lưu luyến…

Và tiếp tục hành trình về với Nghệ Tĩnh...

Mười bông hoa bất tử…

Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đón chúng tôi bằng cơn mưa tầm tã. Cơn mưa cuối mùa hạ hiếm hoi, bất ngờ đổ xuống làm dịu không khí nóng bỏng rát của miền Trung… Bước xuống xe, ngay bên cạnh lối vào khu mộ tưởng niệm là hố bom - dấu tích cho những ngày tháng ác liệt của chiến tranh. Cách đó vài trăm mét là nhà trưng bày, sa bàn tái hiện hình ảnh những cô gái, chàng trai TNXP anh dũng xả thân giữa trận bom của địch để giữ vững con đường huyết mạch cho những đoàn xe nối nhau ra tiền tuyến…

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Tham quan Nhà truyền thống và nghe giới thiệu về sự hy sinh của 10 nữ liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc

Dừng chân tại phòng đón khách của khu di tích, Đoàn được cán bộ hướng dẫn viên vừa kể, vừa thuyết minh về vùng đất Đồng Lộc; đặc biệt là về sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái TNXP thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 vào ngày 24.7.1968… Các chị đều sinh ra và lớn lên trên quê hương Hà Tĩnh, người trẻ nhất là chị Võ Thị Hà, lúc hy sinh chị vừa tròn 17 tuổi, người lớn tuổi nhất cũng chỉ mới 24 tuổi.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Đoàn dâng hương, dâng hoa tưởng niệm sự hy sinh anh dũng của các Anh hùng liệt sĩ tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc

Không thể nào ngăn được dòng nước mắt, ai trong chúng tôi cũng nghẹn ngào khi nghe câu chuyện về các chị -  những cô gái đang ở lứa tuổi đẹp nhất của đời người, nhưng vì hai tiếng 'Tổ quốc" thiêng liêng, họ đã mãi nằm lại trong vòng tay đất mẹ ở tuổi hai mươi… Khoảnh khắc các chị hy sinh đã khắc lên trời xanh một biểu tượng cao đẹp của thế hệ trẻ, của những người phụ nữ Việt Nam một thời đánh giặc và tạo nên một Ngã ba Đồng Lộc bất tử - một ngã ba đặc biệt, đúng như nhà thơ Huy Cận từng viết: “Các ngã ba khác trên đời làm bằng nước, bằng sông, bằng thủy triều lên xuống/… Nhưng ngã ba Ðồng Lộc xây bằng xương máu...”.

Tri ân đặt vòng hoa, dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ - nơi ghi danh hơn 4.000 liệt sĩ TNXP trong cả nước, khu mộ 10 nữ Anh hùng liệt sĩ TNXP Ngã ba Đồng Lộc và Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc… Thế hệ cán bộ, nhân viên, người lao động, phóng viên của Báo Đại biểu Nhân dân đã kính cẩn nghiêng mình, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!” -0
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dâng hoa tại phần mộ 10 nữ liệt sĩ tại Ngã ba Đồng Lộc

Tạm biệt Ngã ba Đồng Lộc khi nắng đã dần tắt… Bước những bước thật chậm, thật nhẹ rời xa mảnh đất từng là ranh giới của sự sống và cái chết năm nào, lòng chúng tôi như sắt lại. Hình ảnh của chị Tần, chị Cúc, chị Hợi, chị Nhỏ, chị Xuân, chị Hà, chị Hường hay chị Rạng, chị Xuân, chị Xanh trẻ trung, tươi tắn bên dòng sông La huyền thoại như thì thầm nói cùng thế hệ hôm nay và mai sau: “Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh…”.

Hóa tượng đài trong mùa Xuân dân tộc

Mang theo dòng cảm xúc nghẹn ngào, lắng đọng từ Đồng Lộc, chuyến xe tiếp tục lăn bánh đưa chúng tôi về với Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn (huyện Đô Lương, Nghệ An)… Từ sáng sớm, đường về Khu di tích Truông Bồn đã nhộn nhịp những đoàn xe. Trong dòng người ấy có những cụ già, thân nhân liệt sỹ, những cựu chiến binh, thương binh và đông đảo học sinh, sinh viên, thanh niên từ mọi miền đất nước.

Còn với chúng tôi – những cán bộ, phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, đã chẳng thể nhớ rõ bao lần về với Truông Bồn. Vậy mà, mỗi dịp trở lại mảnh đất một thời hoa lửa này, ai trong chúng tôi cũng có những cảm xúc khó tả. Chợt nghĩ, giá như…, giá như tháng Mười năm ấy không có ngày 31?

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Đoàn dâng hương tại mộ tập thể 13 chiến sỹ TNXP tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn

Với chất giọng miền Trung truyền cảm hòa vào cảm xúc trào dâng, thuyết minh viên tại Khu Di tích Truông Bồn một lần nữa đưa chúng tôi ngược dòng thời gian trở về quá khứ hào hùng, để cảm nhận và hiểu hơn về địa danh thấm đẫm biết bao máu xương của các chiến sĩ… Đó là một buổi sáng đặc biệt ngày 31.10.1968, các đơn vị nhận được mật lệnh bảo đảm thông đường để đoàn xe quân sự vượt qua Truông Bồn trước khi trời sáng, mọi người hồ hởi, náo nức ra trận địa. Khi công việc sắp hoàn thành, bất ngờ, những tốp máy bay gầm rú, lao tới oanh tạc Truông Bồn. Những tiếng nổ xé toang cả bầu trời, mặt đất rung chuyển, đội hình Tiểu đội 2 đã không kịp rút về hầm trú ẩn, lập tức bị vùi nát dưới trận bom dữ dội, đồng đội chưa kịp ứng cứu thì những loạt bom vẫn liên tục giội xuống. Đoạn đường chỉ có chiều dài 120m này đã phải hứng chịu 170 quả bom tàn phá.

Điều làm chúng ta khắc khoải, nhói đau bởi trận bom tàn khốc ấy đã cướp đi sinh mạng của 11 cô gái và 2 chàng trai khi mà chỉ còn ít giờ nữa, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom trên toàn miền Bắc, chỉ còn ít giờ nữa thôi họ sẽ bước chân về phía hòa bình. Họ ngã xuống ở cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời, người ít nhất vừa tròn 17 tuổi, người nhiều nhất cũng chỉ mới 22 tuổi. Trong số 13 người hy sinh có 8 người đã được xuất ngũ nhưng vẫn tình nguyện ở lại làm việc với đơn vị một ngày cuối cùng, trong đó có 4 chị chuẩn bị bước vào giảng đường, giấy báo nhập học đại học vẫn đang gói trong từng chiếc khăn mùi soa… có chị mất, người yêu cũng vừa hy sinh ở chiến trường Quảng Trị…

Ánh nắng dần trở nên gay gắt, những vạt mây như bị xua đi chỉ để lại bầu trời xanh ngắt. Không gian Khu Di tích Truông Bồn hiện ra linh thiêng, tĩnh mịch như thể lắng nghe được tiếng cỏ cây thầm thì, tiếng lòng rưng rưng, thổn thức của những lớp người ở lại… Bước thật khẽ lên từng bậc tam cấp, chúng tôi gặp khu mộ chung tại Khu Di tích với tấm bia đá khổng lồ khắc ghi tên tuổi của 13 chiến sĩ TNXP: Nguyễn Thị Văn, Nguyễn Thị Hoài, Phan Thị Dung, Nguyễn Thị Tâm, Hà Thị Đang, Hoàng Thị Nhung, Nguyễn Thị Phúc, Vũ Thị Hiên, Đàm Thị Bốn, Trần Thị Doãn, Đinh Thị Vinh, Trần Văn Hạp, Cao Ngọc Hòa. Các anh, các chị đã mãi mãi dừng lại ở độ tuổi mười tám, đôi mươi...

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền ghi lưu bút vào sổ truyền thống tại Truông Bồn

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, khói hương chưa bao giờ tắt ở nơi chiến trường từng một thời khói lửa. Cùng với Ngã ba Đồng Lộc, Hang Tám Cô, Thành Cổ Quảng Trị và nhiều địa danh khác, Truông Bồn đã đi vào lịch sử như một huyền thoại sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Máu, mồ hôi và nước mắt của họ đã hòa quyện nơi đất thiêng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà…

Nhiều phóng viên trẻ trong Đoàn chia sẻ với nhau rằng: “Được đọc, được nghe nhiều về “tọa độ lửa” Truông Bồn nhưng hôm nay mới trực tiếp đến để dâng hương tri ân và tìm hiểu thêm tư liệu về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ chiến đấu ở đây. Là những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, nên càng thêm trân quý giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay…”

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, Đoàn công tác của Báo Đại biểu Nhân dân đã thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng niệm, tri ân anh linh các liệt sĩ tại đây. Thay mặt Đoàn, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền đã có những dòng lưu bút tại sổ ghi truyền thống: “Tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhân kỷ niệm 77 năm ngày thương binh, liệt sỹ, Đoàn công tác của Báo Đại biểu Nhân dân – Văn phòng Quốc hội thành kính tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ tại Truông Bồn. Kính mong anh linh các Anh hùng liệt sĩ siêu thoát, phù hộ độ trì cho đất nước Việt Nam phồn vinh, phát triển. Thế hệ trẻ chúng con xin nguyện học tập, cống hiến để xứng đáng với sự hy sinh của các anh, các chị. Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ…”

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền và Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương Trình Văn Nhã thăm hỏi các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Thanh Chương
“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền thăm hỏi các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Thanh Chương

Quả thật, không sự hy sinh nào là uổng phí. Thể phách các anh, các chị TNXP Truông Bồn cũng như TNXP cả nước đã hòa vào đất đai sông núi, hồn các anh, chị hoà vào hồn thiêng dân tộc cho hạnh phúc lứa đôi nở hoa kết trái, cho lớp lớp đàn em thơ được vui chơi ca hát dưới những mái trường… Một thế hệ trẻ đã thay các anh, các chị học tập, lao động làm giàu quê hương. Từ Truông Bồn, tôi lại nhớ về những TNXP ở Đồng Lộc, về những TNXP hy sinh trong hang đá trên đường Quyết Thắng - Quảng Bình…

Xin mượn những lời thơ trong bài thơ “Lời ru Trường Sơn” của thi sĩ Hoàng Cẩm Giang để bày tỏ lòng thành kính trước các Anh hùng liệt sĩ Trường Sơn: “Anh cứ ngủ yên giấc nghe anh/ Khoảng trời xưa bốn mùa êm dịu nắng... Trường Sơn thương anh nên rừng lá đỏ/ Và mây lặng im - mây trắng đến bây giờ”.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc!”
Đoàn trao tặng các suất quà tình nghĩa tới các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng và hộ nghèo, hộ khó khăn...

Cùng với hành trình tri ân, tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ, dịp này, Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân cũng đã đến thăm, tặng quà gia đình vợ liệt sĩ, thương binh Nguyễn Thị Liên (sinh năm 1938) và gia đình thương binh Trương Hồng Nam (sinh năm 1939) tại thôn Tân Yên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)… Đặc biệt, Báo Đại biểu Nhân dân đã phối hợp UBND huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) trao tặng 50 suất quà tình nghĩa tới các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng và hộ nghèo, hộ khó khăn của huyện, nhằm bày tỏ tấm lòng và tình cảm biết ơn sâu sắc nhất đối với sự cống hiến, hy sinh của các Anh hùng liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trên khắp mọi miền của Tổ quốc nói chung, huyện Thanh Chương nói riêng…

Trải qua một hành trình dài, với những ngày nắng nóng như thiêu như đốt, nhưng Đoàn công tác của Báo Đại biểu Nhân dân dường như không mệt mỏi. Trong ánh mắt của mỗi người, chúng tôi thấy ánh lên niềm tự hào về lịch sử Anh hùng của đất nước. Và, trên hết là tấm lòng, sự biết ơn cao cả đối với sự hy sinh của biết bao thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương cho độc lập, tư do của Tổ quốc… Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chia sẻ: Tri ân các Anh hùng liệt sĩ là việc làm thiết thực, giàu ý nghĩa nhân văn, góp phần giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, đời đời ghi nhớ công ơn các Anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đây là hoạt động thường niên, nét văn hóa truyền thống của Báo Đại biểu Nhân dân trong những năm qua…

 “Tập thể cán bộ, phóng viên, người lao động Báo Đại biểu Nhân dân nguyện phấn đấu xây dựng tờ báo vững mạnh,  xứng đáng với sự hy sinh anh dũng, lớn lao của các thế hệ Anh hùng, liệt sĩ. Mãi nhớ và tự hào về các anh, các chị…!”, Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

Ghi chép của Diệp Anh

Ảnh: Khánh Duy

Đời sống

Từ 1.8, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân Nguồn: Bảo hiểm xã hội Đồng Nai
Đời sống

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích

Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2024, người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua tài khoản cá nhân đạt tỷ lệ 75% tại khu vực đô thị, BHXH tỉnh Đồng Nai đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, cũng như tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG.
Đời sống

Cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp trên thị trường và qua không gian mạng. Trong đó, có cả thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG cho rằng: cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới theo hướng quy định rõ cấm hay cho phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới. Đồng thời, cần quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự; mức định lượng sản phẩm nhập lậu để xử lý hành chính, hình sự…

Triển khai ngay một số giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3
Đời sống

Triển khai ngay một số giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Ngày 17.9, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng chủ trì Hội nghị triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 26 điểm cầu chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng.