50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025)

Thời cơ chín muồi đưa cách mạng miền Nam toàn thắng

Thắng lợi thần tốc mùa Xuân năm 1975 là kết quả của quá trình 21 năm quân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, đầy thao lược quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. Những chiến công dồn dập trong hơn 50 ngày đêm của cách mạng được tích lũy từ những ngày tháng gian lao năm 1954 - 1959, từ các chiến công vang dội năm 1965, 1968, 1972...

Thống nhất tư tưởng, quyết tâm

Với Hiệp định Paris được ký kết tháng 1.1973, Hoa Kỳ buộc rút quân khỏi miền Nam, cam kết chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam. Sự kiện này mở ra thời kỳ cách mạng miền Nam “đánh cho Ngụy nhào”. Tuy nhiên, Hiệp định quy định chấm dứt chiến sự, công nhận sự tồn tại của 2 chính quyền, 2 vùng kiểm soát... thì việc đánh đổ chế độ Sài Gòn - thế lực không bao giờ thi hành Hiệp định - sẽ diễn ra như thế nào? Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Lê, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (tháng 10.1973) đã giải quyết vấn đề này.

Bộ Chính trị họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Ảnh: Tư liệu
Bộ Chính trị họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Ảnh: Tư liệu

Thực tiễn tình hình miền Nam lúc đó phát triển theo hai khả năng. Một là, nhân dân Việt Nam từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định, hòa bình được lập lại thật sự và Nhân dân miền Nam vượt qua khó khăn phức tạp để hoàn thành độc lập, dân chủ. Hai là, nếu đối phương phá hoại Hiệp định, “ta lại phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn”. Cân nhắc các tình huống có thể xảy ra, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 khẳng định vấn đề mấu chốt để hoàn thành công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà là: “Trong bất kỳ tình hình nào, phải nắm vững lực lượng vũ trang".

Trên chiến trường miền Nam, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, một số địa phương vì không nhận thức hết âm mưu của đối phương nên bị địch lấn chiếm, mất đất, mất dân. Trong khi đó, ở Khu 9, dù lực lượng chưa được tăng cường nhiều như những địa bàn khác, nhưng đã chủ động tiến công địch lấn chiếm nên vùng giải phóng được củng cố, mở rộng. Trước tình hình trên, Trung ương Đảng đã chỉ đạo lực lượng cách mạng miền Nam: “Phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta”.

PGS.TS. Nguyễn Đình Lê nhận định: tinh thần cơ bản nhất của Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng quán triệt cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là chuẩn bị và sẵn sàng sử dụng bạo lực cách mạng, giữ vững thế tiến công chiến lược của cách mạng miền Nam, sẵn sàng vượt Hiệp định nếu đối phương không chịu thi hành các điều khoản đã được ký kết.

“Kể từ tháng 10.1973 trở đi, tư tưởng nhất quán này được quán triệt sâu rộng trong mọi lực lượng cách mạng, từ đó tạo thế đồng bộ cả về thế tiến công chiến lược và tư tưởng để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước về đích. Hiện tượng một số địa phương bị mất đất, mất dân sau tháng 1.1973 được khắc phục nhanh chóng. Thấm nhuần tinh thần Hội nghị lần thứ 21, từ đầu năm 1974 trở đi, quân Giải phóng không chỉ giữ vững địa bàn của mình mà còn đánh thẳng vào các trung tâm nơi Sài Gòn xua quân lấn chiếm”.

Đòn trinh sát chiến lược

Sau thời gian nắm bắt tình hình quốc tế, khu vực và diễn biến từ chiến trường, nhất là sau khi Nixon buộc phải từ chức, Đảng triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ ngày 18.12.1974 - 8.1.1975), đi sâu phân tích, làm rõ thêm so sánh lực lượng giữa ta và địch; đánh giá khả năng can thiệp quân sự của Mỹ; khả năng giành thắng lợi nhanh gọn, triệt để... Lúc này tin quân Giải phóng miền Nam giành thắng lợi vang dội trong Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, tạo thêm bàn đạp uy hiếp từ phía Bắc Sài Gòn.

Nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, GS.TS. Phạm Hồng Tung cho rằng, chiến thắng Phước Long có giá trị như “đòn trinh sát chiến lược”, cho thấy rõ khả năng Mỹ sẽ không can thiệp trở lại bằng quân sự; bộc lộ trình độ tác chiến yếu kém của chủ lực Quân đội Sài Gòn, ta có thể giành thắng lợi sớm hơn.

Hội nghị khẳng định: “Thời cơ chiến lược phát triển nhanh chóng đến độ chín muồi” và chính thức hạ quyết tâm chiến lược: “Tiến hành rất khẩn trương và hoàn thành mọi mặt công tác chuẩn bị, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích tổng khởi nghĩa...”. Nếu thời cơ đến sớm hơn, vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Kế hoạch tác chiến chiến lược chọn Nam Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu, với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột.

Theo GS.TS. Phạm Hồng Tung, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, Nhân dân cả nước ra sức chuẩn bị mọi mặt với khí thế hào hùng chưa từng có, hướng tới trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Quân dân ta đẩy mạnh hoạt động, đánh địch khắp nơi, vừa làm cho địch tiếp tục suy yếu và bị động, vừa thực hành nghi binh che giấu ý đồ, mục tiêu tiến công chiến lược của ta.

Trong lúc đó, Mỹ và chính quyền Sài Gòn vẫn chủ quan, đánh giá quân giải phóng chưa có khả năng đánh chiếm thị xã, thành phố lớn và nếu có chiếm cũng không giữ được. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu nhận định hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng là miền Đông Nam Bộ. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Sài Gòn phán đoán quân Giải phóng đánh mạnh ở hướng Bắc Tây Nguyên, nên dồn lực lượng phòng thủ tại đây. Trong khi ở Nam Tây Nguyên (có thị xã Buôn Ma Thuột) lực lượng địch bị căng mỏng, phòng thủ sơ hở.

Thực tiễn khẳng định, đó là những nhận định, đánh giá sai lầm chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: TP. Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới mang tầm cỡ khu vực và quốc tế
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: TP. Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới mang tầm cỡ khu vực và quốc tế

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), sáng 21.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước đến Lào

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng Dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào từ ngày 24 - 25.4.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui"
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui"

Tối 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”

Tối 19.4, tại Tây Ninh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại” do Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025); 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19.8.1945-19.8.2025).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương