Thỏa thuận tái cơ cấu nợ mở ra cánh cửa cơ hội cho Sri Lanka

Sri Lanka cho biết đã đạt được các thỏa thuận tái cơ cấu nợ song phương với các quốc gia bao gồm Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc; đánh dấu bước quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế của đất nước sau khi bị vỡ nợ vào năm 2022.

Bước quan trọng nhằm hoàn tất quá trình tái cơ cấu nợ

Trong bài phát biểu trước toàn thể Nhân dân, Tổng thống Ranil Wickremesinghe cho biết các thỏa thuận sẽ được trình Quốc hội nước này thông qua vào ngày 2.7.

Thỏa thuận tái cơ cấu nợ mở ra cánh cửa cơ hội cho Sri Lanka -0
Tổng thống Ranil Wickremesinghe cho biết thỏa thuận tái cơ cấu nợ sẽ được trình Quốc hội vào ngày 2.7. Ảnh: AFP

Theo thỏa thuận, việc thanh toán các khoản vay song phương cho nước ngoài sẽ được hoãn lại cho đến năm 2028 và gia hạn đến năm 2043. Tính đến năm 2022, Sri Lanka phải trả khoảng 6 tỷ USD nợ nước ngoài mỗi năm, chiếm khoảng 9,2% tổng sản phẩm quốc nội. Thỏa thuận sẽ cho phép Sri Lanka duy trì các khoản thanh toán nợ ở mức dưới 4,5% GDP trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến năm 2032.  Ngoài ra, tổng nhu cầu tài chính, bao gồm cả việc trả nợ, dự kiến ​​sẽ giảm hơn 13% trong giai đoạn 2027 - 2032.

Các thỏa thuận là một bước quan trọng cho phép Sri Lanka "mở khóa" khoản trả góp 334 triệu USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), một phần của gói cứu trợ lớn hơn 2,9 tỷ USD đã được tổ chức này nhất trí vào đầu năm nay sau khi nước này vỡ nợ khoản nợ khổng lồ 46 tỷ USD vào tháng 4.2022.

Quốc gia phá sản

Sri Lanka đang nằm trong chương trình cứu trợ của IMF và thỏa thuận xử lý nợ dự kiến sẽ mở lại cánh cửa cho các giao dịch song phương và nối lại các dự án nước ngoài bị đình trệ khi quốc đảo vỡ nợ.

Sau khi tuyên bố phá sản vào tháng 4.2022, Sri Lanka tạm dừng hoàn trả khoảng 83 tỷ USD cho các khoản vay trong và ngoài nước trong bối cảnh khủng hoảng ngoại hối nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu hụt các nhu yếu phẩm như thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và khí đốt nấu ăn, và cắt điện kéo dài hàng giờ.

Cuộc khủng hoảng của Sri Lanka phần lớn là kết quả của tình trạng quản lý yếu kém kinh tế đáng kinh ngạc kết hợp với hậu quả từ đại dịch Covid-19, cùng với các cuộc tấn công khủng bố năm 2019. Những yếu tố này đã tàn phá ngành du lịch quan trọng của gia Nam Á. Đại dịch cũng làm gián đoạn dòng kiều hối từ người Sri Lanka làm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, việc chính phủ quyết định cắt giảm thuế vào năm 2019 làm cạn kiệt kho bạc ngay trước khi đại dịch bùng nổ. Dự trữ ngoại hối giảm mạnh, khiến Sri Lanka không thể thanh toán cho hàng nhập khẩu hoặc bảo vệ đồng tiền của mình.

Biến động kinh tế đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị buộc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa khi đó phải từ chức vào năm 2022. Quốc hội sau đó đã bầu ông Wickremesinghe làm tổng thống.

Sri Lanka đã đình chỉ việc trả nợ vì thiếu ngoại tệ cần thiết để thanh toán cho hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác. Tình trạng thiếu hụt đã khiến người dân đổ xuống đường biểu tình và yêu cầu Tổng thống khi đó từ chức. IMF đã phê duyệt chương trình cứu trợ 4 năm vào tháng 3 năm ngoái.

Cánh cửa cơ hội

Sau khi Tổng thống Wickremesinghe lên nắm quyền, với sự hỗ trợ của IMF và các chủ nợ, tình hình kinh tế Sri Lanka đã được cải thiện đáng kể. Tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men nghiêm trọng đã được cải thiện. Tuy nhiên, công chúng vẫn chưa thực sự hài lòng khi chính phủ tăng giá nhiên liệu và áp thuế thu nhập mới nặng nề đối với doanh nghiệp nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách, đáp ứng các điều kiện của IMF.

Sau khi Sri Lanka tuyên bố phá sản, tất cả các dự án được tài trợ bởi các khoản vay nước ngoài cũng bị tạm dừng. Nhưng giờ đây, các thỏa thuận mới sẽ mở ra cánh cửa cho phép Sri Lanka nối lại các dự án do nước ngoài tài trợ như đường cao tốc, đường sắt và phát triển sân bay, đồng thời cũng bắt đầu triển khai các dự án mới.

Bước đột phá trong tái cơ cấu nợ này được coi là công cụ để Sri Lanka tiếp tục con đường ổn định kinh tế và để IMF tiến hành hỗ trợ tài chính theo kế hoạch. Cộng đồng quốc tế đã nhận ra những dấu hiệu phục hồi kinh tế, nhưng IMF tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách thuế hơn nữa để đảm bảo sức khỏe tài chính dài hạn.

Thế giới 24h

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.