Thiếu hụt nguồn lao động có trình độ tay nghề cao

Việt Nam có nhiều cơ hội trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới… Dù vậy khi các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển gần 3.000 vị trí lương cao nhưng chỉ có gần 100 hồ sơ ứng tuyển, doanh nghiệp phải chuyển hướng tuyển thêm lao động nước ngoài. Có thể nhận thấy, thị trường lao động đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng...

Vướng mắc đến từ 2 phía

Người lao động vào mục "Tuyển dụng theo Nghị định 70" trên Cổng thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Hồ Chí Minh (https://vieclamhcm.com.vn) có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều thông tin tuyển dụng mức lương cao, từ vài chục đến cả trăm triệu đồng/tháng.

Hầu hết các vị trí này chỉ đòi hỏi trình độ cử nhân chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc và có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Yêu cầu trình độ khá dễ dàng nhưng doanh nghiệp có thêm điều kiện là ứng viên phải thông thạo đa ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc để thuận tiện trong giao tiếp, đàm phán và thuyết phục khách hàng.

Theo nhận định của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Hồ Chí Minh, nguyên nhân là một phần người lao động Việt Nam chất lượng cao chưa biết nhiều về thông tin này; yêu cầu của nhà tuyển dụng cao, khắt khe, cộng gộp nhiều yếu tố dẫn đến người lao động trong nước chưa tiếp cận được các vị trí việc làm.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành phố phía Bắc do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vừa tổ chức cũng cho thấy, yêu cầu trình độ tuyển dụng đã có một số thay đổi. Những năm trước, doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động phổ thông không yêu cầu cao về trình độ tay nghề thì hiện nay, yêu cầu về trình độ đặt ra cao hơn. Tại phiên giao dịch, gần 80% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ cao đẳng, đại học và công nhân kỹ thuật, trung cấp.

Ông Trần Bá Linh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công nghệ cao Điện Quang cho biết, trong những năm qua, đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng để đón đầu xu hướng về ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Để thực hiện điều đó, Điện Quang đã đầu tư máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại, đủ năng lực sản xuất các sản phẩm điện tử có độ khó cao, sẵn sàng nhận gia công cho các đơn vị theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay là nguồn nhân lực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

Với ngành điện tử, ông Phùng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty CP Manutronic Việt Nam cho rằng, nhân lực chất lượng cao là bài toán sống còn cho doanh nghiệp. Theo xu hướng về chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam là một trong những điểm đến vô cùng hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn trên thế giới.

Để đáp ứng điều này, doanh nghiệp phải có nguồn lực nhất định để tiếp nhận khoa học, kỹ thuật, tiếp nhận và chuyển giao những công nghệ mà các tập đoàn chuyển dịch sang Việt Nam. Do vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những giá trị cốt lõi quyết định sự thành công.

Lao động qua đào tạo có lợi thế thời hội nhập

Theo bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc khu vực phía Bắc của công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư về công nghệ mới, robot hóa, công nghiệp hóa và chuyển đổi số nên có nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo.

Xu hướng tuyển dụng được đề cập trong bản tin thị trường lao động quý IV.2023 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, tính đến hết năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 70% song tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt từ 27 - 27,5%. Trong khi đó, nhu cầu về nhóm lao động trình độ cao luôn được doanh nghiệp săn đón, bất chấp sự sụt giảm lao động ở một số phân khúc trình độ khác.

Theo đó, yêu cầu tuyển dụng lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong quý IV.2023, với 53,7%. Đồng thời, có sự cách biệt khá lớn so với các nhóm trình độ còn lại...

Nhiều nhà máy xây dựng ở Việt Nam không tuyển lao động phổ thông, chỉ tuyển công nhân kỹ thuật đã được đào tạo nghề hoặc có trình độ nghề cao đẳng, đại học để biết cách sử dụng máy móc. Do đó, các doanh nghiệp khi đến Việt Nam, việc đầu tiên họ quan tâm là vấn đề lao động đã qua đào tạo chưa, chất lượng đào tạo thế nào để quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Nhằm nâng cao chất lượng lao động, ngoài chính sách ưu tiên của Nhà nước rất cần sự kết hợp giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và cả người lao động. Như vậy, người lao động sẽ dễ tiếp cận việc làm, doanh nghiệp có nhân lực chất lượng cao, Nhà nước sẽ ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư từ bên ngoài tốt hơn. 

Trước những thay đổi về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng, người lao động cần nắm bắt xu hướng, yêu cầu tuyển dụng mới để có kế hoạch tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và tìm kiếm công việc phù hợp.

Xã hội

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân. 

Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng xuống cấp nghiêm trọng
Xã hội

Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng xuống cấp nghiêm trọng

Khu kinh tế Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh được xem là đầu tàu phát triển công nghiệp, là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của tỉnh này. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các dự án công nghiệp, hạ tầng giao thông tại đây đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và an toàn của người dân.

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Đời sống

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định thanh tra số 07/QĐ-BHXH ngày 21.3.2025 về việc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar
Đời sống

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar

Chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h00 ngày 8.4, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).