DỰ THẢO LUẬT CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ:

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao

Nêu rõ trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới, đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực trên thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, để bảo đảm phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.

Chi tiết hóa các nguyên tắc đạo đức trong phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Tán thành với sự cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, qua đó tạo động lực mới cho sự phát triển và hình thành quá trình xác lập phương thức sản xuất mới, tiên tiến, hiện đại; mở ra phương thức trong quản trị xã hội, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số phù hợp với định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

pho-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-thi-thanh-dieu-hanh-phien-hopvqk-4053-6332.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Nhấn mạnh đây là luật rất mới, thuộc lĩnh vực chuyên sâu, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự án Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám phải bảo đảm mục tiêu thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp công nghệ số; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và công nghệ số bứt phá; tạo nền tảng đóng góp vào chuyển đổi số, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, khai thác hiệu quả và làm chủ các công nghệ lõi của cách mạng công nghiệp 4.0, tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn của ngành công nghiệp công nghệ số hiện nay.

Đáng chú ý, dự thảo Luật đã dành riêng Chương VI quy định về trí tuệ nhân tạo (AI). Quan tâm đến nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới, đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực trên thế giới. Do đó, để bảo đảm phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.

"Việc quản lý các sản phẩm công nghệ số quan trọng đòi hỏi các tiêu chí được xác định rõ ràng, minh bạch". Nhấn mạnh như vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng đối với nội dung này.

tong-thu-ky-quoc-hoi-chu-nhiem-vpqh-bui-van-cuongvqk-4181-6571.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Cùng quan tâm đến vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, quy định về hệ thống trí tuệ nhân tạo được đánh giá sẽ mang lại các lợi ích to lớn cho con người nhưng đây cũng là một lĩnh vực rất phức tạp và có nhiều rủi ro.

Đánh giá những quy định tại Chương VI dự thảo Luật chưa đủ mạnh mẽ để bảo đảm cho việc phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo diễn ra một cách có trách nhiệm và có đạo đức, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, cần bổ sung các quy định nhằm hạn chế rủi ro của trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, xem xét chi tiết hóa các nguyên tắc đạo đức như công bằng, minh bạch, trách nhiệm, an toàn và bảo mật trong phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Cùng với đó, xây dựng cơ chế giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của trí tuệ nhân tạo như thành lập Hội đồng Đạo đức hay trí tuệ nhân tạo độc lập, bao gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực: công nghệ, luật, đạo đức, xã hội học...

Đồng thời, cần cân nhắc kỹ lưỡng quy định về dán nhãn sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Điều 66 của dự thảo Luật; làm rõ thêm nội hàm thế nào là sản phẩm tạo ra bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo, không quy định chung chung, dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc thi hành.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu về trách nhiệm khi sự cố trí tuệ nhân tạo xảy ra. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giao thông thông minh, xe tự lái... khi có sự cố xảy ra hoặc tai nạn thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chủ xe, chủ sở hữu trí tuệ nhân tạo hay người phát triển nội dung này?”, Tổng Thư ký Quốc hội nêu ví dụ.

Rà soát kỹ lưỡng quy định về tài sản số

Về tài sản số, Điều 14 dự thảo Luật quy định “Tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan”.

toan-canh-phien-hop-2-7016.jpg
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Đồng tình với việc đưa khái niệm về tài sản số vào dự thảo Luật, song, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh lưu ý, phải nghiên cứu để đồng bộ với hệ thống pháp luật, đặc biệt là quy định về tài sản tại Bộ luật Dân sự. Cụ thể, Bộ luật Dân sự hiện mới chỉ quy định tài sản là vật, là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, còn tài sản số chưa được phân loại thuộc những tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự.

Thống nhất với cách tiếp cận như Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã nêu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đây là lần đầu tiên tài sản số được đề cập trong một dự án luật. Theo ông, nếu dự thảo Luật không đề cập đến tài sản số thì lại thiếu vì đây là một xu hướng phát triển mới của cả thế giới, nếu không ghi nhận vào luật này thì không có luật nào phù hợp. Nhưng cách điều chỉnh về tài sản số như tại Điều 14 dự thảo Luật và Mục 3 của Chương II cần phải rà soát thêm, bởi phải gắn với Bộ luật Dân sự. Hiện nay, Bộ luật Dân sự quy định rất cụ thể về tài sản, đây là một chế định rất cơ bản của pháp luật dân sự.

chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-hoang-thanh-tung-6-621.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

“Nếu định nghĩa riêng như tại Điều 14 mà không gắn với quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự thì sẽ không bảo đảm tính đồng bộ và không áp dụng được các chế định khác của pháp luật dân sự đối với tài sản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, pháp luật dân sự cho tài sản số, như vậy sẽ cắt đứt kết nối giữa tài sản số với các quy định chung về tài sản”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chỉ rõ.

Từ những phân tích nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, cần nghiên cứu thêm về quy định liên quan đến tài sản số để có sự kết nối với Bộ luật Dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, thống nhất theo tinh thần quy định về nguyên tắc, bởi lĩnh vực này còn phát triển và thế giới cũng đang nghiên cứu, nếu quy định một cách chi tiết trong dự thảo Luật thì sẽ nhanh chóng bị lỗi thời.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cần thực hiện nghiêm Quy định 178 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Do tính chất mới, đặc thù và biến đổi nhanh của công nghệ số nên cần rà soát để thực hiện đúng quan điểm, không luật hóa các vấn đề chưa ổn định do các quan hệ kinh tế - xã hội đang trong quá trình vận động và chỉ quy định những vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự đồng thuận và thống nhất cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để quy định khả thi về nguồn nhân lực công nghệ số, khung năng lực công nghệ số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, tài sản số, công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Ý kiến bạn đọc

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.