Thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Muôn vàn cảm xúc trước giờ "G"

Sáng 7.6, hơn 100.000 thí sinh Hà Nội đã đến các điểm thi làm thủ tục, nghe phổ biến quy chế chuẩn bị cho Kỳ thi lớp 10 diễn ra trong ba ngày 8 - 10.6. Lo lắng, hồi hộp, căng thẳng là tâm trạng chung của nhiều thí sinh và phụ huynh trước ngày thi cận kề. 

Cảm xúc lẫn lộn của sĩ tử trước ngày thi lớp 10

z5515400913288_7132b8ffd4ed30e5d818cf13f1cb8637.jpg -0
Trước kỳ thi, Nguyễn Huy Minh (Trường THCS Thực Nghiệm) đã cùng bạn bè đi chùa Đậu để cầu may 

Tại điểm thi Trường THCS Khương Đình (Thanh Xuân), Nguyễn Huy Minh, học sinh Trường THCS Thực Nghiệm (Ba Đình) chia sẻ, bước vào kỳ thi ngày mai, bản thân cảm thấy khá hồi hộp và lo lắng. Minh đăng ký 2 nguyện vọng, trong đó NV1 là Trường THPT Khương Hạ (Thanh Xuân). Em lo nhất là môn Ngữ Văn bởi không phải là thế mạnh, và chắc chắn nhất với môn Toán.

"Tối nay về em vẫn sẽ xem qua và tổng hợp lại kiến thức để tự tin bước vào kỳ thi cam go này. Trước khi thi, em đã cùng bạn bè đi chùa Đậu để cầu may. Sáng mai, bố mẹ có bảo sẽ làm xôi đỗ cho em ăn sáng để mọi điều thuận lợi", Huy Minh cho biết. 

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025: Muôn vàn cảm xúc trước giờ
Những người bạn thân Chí Bảo - Văn Duy - Việt Anh (Trường THCS Khương Đình) cùng thảo luận tài liệu, xem lại nội dung quy chế thi

Khác với Huy Minh, Vũ Hoàng Quân, học sinh THCS Đống Đa (Đống Đa) lại không quá lo lắng, áp lực. Quân cho hay, gia đình em không bắt buộc em phải đỗ vào trường công lập. Bố mẹ cũng đã đăng ký sẵn cho em trường dân lập, phòng trường hợp "sảy chân". Để đầu óc thoải mái, tỉnh táo, tối nay Quân sẽ ôn lại nhanh kiến thức bằng sơ đồ tư duy, sau đó sẽ nghỉ ngơi và đi ngủ sớm.

z5515400952139_8562e443ce8b08c9071732867843f1f3.jpg -0
"Càng sát ngày thi, áp lực càng tăng cao" - Lê Bảo Minh, học sinh THCS Nam Trung Yên (Nam Từ Liêm)

"Càng sát ngày thi, áp lực càng tăng cao" là trạng thái cảm xúc hiện tại của Lê Bảo Minh, học sinh THCS Nam Trung Yên (Nam Từ Liêm). Trước 3 ngày thi, Bảo Minh vẫn ôn tập lại kiến thức, dù trước đó đã có một quá trình học tập chăm chỉ. Trong 3 môn thi, Minh bớt lo nhất là môn Ngữ văn. Được thi môn Văn đầu tiên cũng phần nào vơi bớt áp lực, giúp nữ sinh tự tin làm tốt các môn tiếp theo.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025: Muôn vàn cảm xúc trước giờ
Sinh viên tình nguyện hỗ trợ thí sinh đến đúng phòng thi để làm thủ tục (Ảnh: Xuân Quý)

Theo ghi nhận của phóng viên, tại điểm thi Trường THCS Khương Đình, từ 8h15 sáng, nhiều thí sinh đến trường mới phát hiện bị nhầm lẫn điểm thi. Ngap lập tức, cán bộ ở điểm thi phải huy động sinh viên tình nguyện đưa các em về đúng điểm thi ghi rõ trong giấy báo dự thi. 

Phạm Nguyễn Việt Anh, sinh viên tình nguyện thuộc Trường THPT Khương Đình cho biết, có khoảng 15 - 20 trường hợp thí sinh bị nhầm lẫn địa điểm thi giữa hai trường THPT Khương Đình, THCS Khương Đình. Nhiều bố mẹ khi biết con nhầm địa điểm đã cuống cuồng nhờ các bạn sinh viên hỗ trợ vào lớp tìm con, bởi thí sinh vào phòng thi không được mang theo điện thoại. May mắn, các điểm thi này gần nhau nên phụ huynh, sinh viên tình nguyện đã đưa các em đến nơi kịp thời.

Ngoài ra, có một số thí sinh khi đến trường mới phát hiện quên giấy tờ thi. Đội sinh viên tình nguyện cũng đã huy động lực lượng đưa thí sinh về nhà để lấy giấy tờ. 

"Đội sinh viên tình nguyện đã có mặt từ 8h sáng để hỗ trợ thí sinh trong quá trình làm thủ tục, nghe quy chế thi. Chúng em cũng chuẩn bị đồ ăn nhẹ, nước lọc để đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần của các bạn luôn tốt nhất", Việt Anh nói. 

Con đi thi, phụ huynh như "ngồi trên đống lửa"

Theo lịch, đúng 9h sáng, thí sinh mới bắt đầu vào phòng thi để làm thủ tục, nghe phổ biến quy chế kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tuy vậy, trước đó 1 tiếng, cổng Trường THCS Khương Đình đã tấp nập phụ huynh và học sinh.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, phụ huynh Hoàng Thúy Nhung (Quận Hoàng Mai) cho biết, chị đã xin nghỉ làm hôm nay để đưa con đến trường làm thủ tục. "Con đi thi nhưng tâm lý bố mẹ còn hồi hộp hơn", chị Nhung tâm sự.

Kỳ thi này, con chị Nhung chọn 2 nguyện vọng công lập, với NV1 là THPT Khương Hạ. Để chắc chắn hơn, chị đăng ký sẵn một trường dân lập, đề phòng trường hợp xấu nhất. Quan điểm của chị Nhung là trước ngày thi không cần học hành căng thẳng, chỉ cần đọc lại các nội dung đã ôn tập trước đó. Chị còn cùng con đi lễ đền thờ Chu Văn An (đường Kim Giang), dâng hương tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu may mọi điều suôn sẻ.

z5515400971922_a31ca52ccb039fb34505682a7238b65e (1).jpg -0
Ông Nguyễn Đức Thuận (70 tuổi) đưa cháu đến làm thủ tục thi tại điểm thi Trường THCS Khương Đình

Để kịp giờ làm thủ tục, Ông Nguyễn Đức Thuận (70 tuổi) đưa cháu ngoại đến trường từ 8h15 phút sáng bằng xe máy. Ông cho biết, dù cháu muốn đi từ 8h đúng nhưng đến 8h5 phút ông mới đồng ý ra khỏi nhà, bởi đấy là “giờ đẹp”.

“Dù gần thi nhưng gia đình không tạo sức ép học tập, Bởi nếu cháu đã không muốn thì ép cũng không được. Cả nhà đều thống nhất quan điểm làm bài trên tinh thần thoái mái, làm hết khả năng. Nếu trượt trượt này thì học trường khác, cùng lắm thì vào trường nghề hoặc vừa học vừa làm cho đỡ tốn tiền”, ông Thuận nói.

z5515600516710_eceeafa1179a49cef058583aa3186065 (1).jpg -0
Phụ huynh nán lại đợi con tại điểm thi Trường THCS Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm) (Ảnh: Xuân Quý)

Tại điểm thi Trường THCS Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm), tuy cánh cổng trường đã đóng lại nhưng nhiều phụ huynh vẫn nán lại đợi con. Dù chưa đến ngày thi chính thức nhưng khuôn mặt ai cũng hiện rõ nét hồi hộp, lo lắng

Trao đổi với một số phụ huynh, có thể thấy gia đình nào cũng đã chuẩn bị sẵn một "tấm vé dự phòng" là trường dân lập, đề phòng trường hợp bất trắc. Do đó, tâm lý phụ huynh cũng không quá bất an, căng thẳng. 

Phụ huynh Mai Thị Như Ngọc (Quận Thanh Xuân) cho hay, chị không áp lực con điểm cao bởi cũng đã xác định vào học tại trường dân lập. Tuy vậy, chị cũng khuyên con cố gắng làm bài hết mình để hiểu được sức học của bản thân, cũng như có thêm trải nghiệm quý giá.

"Để cổ vũ tinh thần con, nhà sẽ nấu nướng những món ăn bổ dưỡng, ngon miệng, tránh ăn ngoài nhỡ bị đau bụng. Tối nay sẽ cho con đi ăn món yêu thích để tiếp sức hoàn thành tốt bài thi ngày mai. Chỉ mong con vui vẻ thoải mái tinh thần thôi", chị Ngọc tâm sự. 

Sáng 7.6, hơn 100.000 thí sinh Hà Nội đã đến các điểm thi làm thủ tục, nghe phổ biến quy chế chuẩn bị cho Kỳ thi lớp 10 diễn ra trong ba ngày 8 - 10.6. 

Ngày 8.6, thí sinh sẽ chính thức làm bài thi với môn Ngữ văn buổi sáng và Ngoại ngữ buổi chiều. Sáng 9.6, thí sinh thi môn Toán, kết thúc kỳ thi lớp 10 đối với học sinh không đăng ký lớp chuyên.

Học sinh đăng ký thi chuyên sẽ tiếp tục làm bài thi riêng vào ngày 10.6. Học sinh đăng ký thi song bằng tú tài thi vào hai ngày 11 - 12.6.

Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.