Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt hơn 706.200 tỷ đồng

Sau 1 năm vận hành hệ thống giao dịch tập trung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 706.200 tỷ đồng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt hơn 706.200 tỷ đồng -0
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Ngày 19.7.2023, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức được đưa vào vận hành tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, lần đầu tiên được quản lý giao dịch tập trung với phương thức giao dịch thỏa thuận (thỏa thuận thị trường và thỏa thuận thông thường) thông qua các thành viên giao dịch.

Theo HNX, sau 1 năm đi vào hoạt động, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được vận hành an toàn, thông suốt, quy mô thị trường đã có sự phát triển mạnh mẽ.

Cụ thể, tại thời điểm khai trương, thị trường có 19 mã trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của 3 tổ chức phát hành đăng ký giao dịch, với tổng giá trị đăng ký giao dịch 9.060 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2023, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã có 887 mã trái phiếu của 249 tổ chức phát hành đăng ký giao dịch, với giá trị 617.610 tỷ đồng.

Đến ngày 30.6.2024, quy mô thị trường đã lên tới 997 mã trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của 259 tổ chức phát hành, giá trị đăng ký giao dịch đạt 706.236 tỷ đồng.

Hệ thống thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng phát triển nhanh chóng, từ 5 thành viên tại ngày khai trương thị trường nâng lên 48 thành viên tại thời điểm 30.6.2024, gồm 44 công ty chứng khoán và 4 ngân hàng thương mại, trong đó 45/48 thành viên có giao dịch trên hệ thống giao dịch của HNX.

Thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được cải thiện rõ rệt. Nếu như tháng đầu tiên khai trương thị trường, giá trị giao dịch bình quân đạt 250,6 tỷ đồng/phiên thì đến cuối tháng 6.2024, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 4.092 tỷ đồng/phiên.

Thống kê giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từ khi hệ thống giao dịch đi vào hoạt động đến ngày 30.6.2024 cho thấy, các trái phiếu được giao dịch nhiều nhất gồm có trái phiếu của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng giao dịch 45,71% toàn thị trường, tương ứng giá trị giao dịch 324.246 tỷ đồng; trái phiếu của các công ty bất động sản chiếm xấp xỉ 30% giá trị giao dịch của thị trường, tương ứng giá trị giao dịch 212.577 tỷ đồng.

Cũng theo HNX, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đi vào hoạt động đã góp phần tăng tính minh bạch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư trong giao dịch, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân.

Theo đó, nhà đầu tư giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thuận tiện và an toàn. Toàn bộ giao dịch thứ cấp được quản lý tập trung, thực hiện qua Sở Giao dịch chứng khoán, hoạt động thanh toán được thực hiện qua Trung tâm lưu ký chứng khoán, bảo đảm sự an toàn trong giao dịch và thanh toán. Do đó, nhà đầu tư thực hiện giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thuận tiện, an toàn hơn, quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ tốt hơn.

Bên cạnh đó, thông tin thị trường minh bạch, cơ sở dữ liệu đầy đủ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được hình thành, nhà đầu tư hoàn toàn có quyền và có khả năng tiếp cận tất cả thông tin về trái phiếu một cách đầy đủ trước khi ra quyết định đầu tư. Các cơ quan quản lý cũng có thông tin đầy đủ và tổng thể hơn về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến giao dịch trên thị trường thứ cấp.

“Những kết quả đạt được trong 1 năm qua trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã hiện thực hóa chính sách của Chính phủ và cơ quan quản lý trong việc quyết tâm đưa hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào quản lý tập trung”, HNX đánh giá.

Trong thời gian tới, để tiếp tục phát triển thị trường theo đúng định hướng của Chính phủ và Bộ Tài chính, HNX cho biết sẽ phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn hiện hạ tầng công nghệ của hệ thống giao dịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường. Cùng với đó, HNX hoàn thiện nâng cấp chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng Nghị định 65/2022/NĐ-CP và Thông tư 30/2023/TT-BTC.

Kinh tế

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cả nước hiện có 33 cơ sở, xí nghiệp sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa đầu máy, toa xe đường sắt
Kinh tế

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo cú huých cho ngành cơ khí chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là thị trường lớn và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất đầu máy khi nhiều năm qua họ chưa có cơ hội để thể hiện mình. Đây cũng là cơ hội để lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Bất động sản có cơ hội phục hồi trên diện rộng

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, trong quý IV.2024, bất động sản có cơ hội ghi nhận phục hồi trên diện rộng. Ngoài ra, thị trường sẽ xuất hiện các xu hướng mới, nổi bật là bất động sản xanh được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường.

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55-60% nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước.
Kinh tế

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55 - 60% linh kiện sản xuất trong nước

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ, thân vỏ xe... Theo đó, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55 - 60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80 - 85% vào 2045.

Ông Phạm Văn Việt
Kinh tế

'Chúng tôi đã vững tin để hoạch định chiến lược dài hạn!'

Tham dự cuộc gặp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các doanh nhân tiêu biểu trước thềm ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, Phó Chủ tịch thường trực Hội Dệt may, thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean PHẠM VĂN VIỆT cho biết rất vui mừng và vinh dự. “Cuộc gặp đã tiếp thêm niềm tin, động lực cho doanh nghiệp, khiến chúng tôi vững tin hoạch định chiến lược dài hạn”, ông chia sẻ.

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước
Bất động sản

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước

Trong quá trình phát triển thần tốc của một thành phố biên mậu như Móng Cái (Quảng Ninh), việc tìm kiếm một không gian lý tưởng, giúp giữ gìn và nuôi dưỡng những giá trị của mô hình gia đình truyền thống đang trở nên khó khăn hơn. Thấu hiểu những điều đó, Vinhomes đã kiến tạo nên Vinhomes Golden Avenue như một tâm điểm đáng sống, nơi mọi nhu cầu của các thế hệ đều được đáp ứng hoàn hảo.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam
Kinh tế

Doanh nghiệp mạnh, đất nước sẽ hùng cường!

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước, cần xác định doanh nghiệp, doanh nhân là động lực tăng trưởng mới; do đó, về phía Nhà nước cần có nhiều chính sách có lợi hơn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp lớn mạnh, đất nước tất sẽ hùng cường, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam chia sẻ.

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng
Kinh tế

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng

Muốn phát triển đất nước, đầu tiên phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với lợi thế của đất nước, trong đó có kinh tế rừng bởi đây là ngành tập trung nguồn lực lao động lớn cùng sự nghèo đói, trải dài ở các vùng biên.

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng
Doanh nghiệp

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng

KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, bộ phận hay cá nhân. Việc áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu (KPI) giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt mục tiêu chiến lược và quá trình hoạt động thông qua hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.