Thị trường trái phiếu Chính phủ hướng tới an toàn, hiệu quả

Giai đoạn 2009 - 2024, kênh phát hành trái phiếu Chính phủ đã huy động được trên 3,25 triệu tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, bình quân đạt khoảng 220 nghìn tỷ đồng/năm, gấp 5 lần so với giai đoạn 2000 - 2008 để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

20241205-144756.jpg
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: BTC

Chiều 5.12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) nhằm đánh giá kết quả đạt được trong 15 năm hoạt động thị trường và định hướng phát triển tới năm 2030. Theo đánh giá tại hội nghị, những năm qua, thị trường trái phiếu, nòng cốt là thị trường TPCP, đã phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho ngân sách nhà nước và là hình thức đầu tư an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Kênh huy động vốn hiệu quả

Sau khi thị trường TPCP chuyên biệt được chính thức đi vào hoạt động năm 2009, Bộ Tài chính đã tập trung hoàn thiện đồng bộ khung pháp lý và phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp để xây dựng thị trường phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Trong đó, khung khổ pháp lý cho thị trường TPCP được ban hành đồng bộ theo hướng: chuẩn hóa quy trình phát hành, lịch biểu phát hành, phương thức gọi thầu, công thức tính giá, thực hiện nghiệp vụ phát hành bổ sung, mở lại theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, hình thành hệ thống nhà tạo lập thị trường đóng vai trò tạo thanh khoản trên thị trường sơ cấp và trên thị trường thứ cấp; phát triển các sản phẩm TPCP với đầy đủ các kỳ hạn chuẩn, các sản phẩm có kỳ trả lãi linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Cùng với đó, rút ngắn thời gian từ phát hành đến thanh toán, niêm yết và giao dịch trái phiếu; triển khai các giải pháp thúc đẩy thị trường thứ cấp; phát triển các sản phẩm phái sinh trên TPCP để đa dạng hóa kênh đầu tư cho nhà đầu tư.

Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết, thị trường TPCP đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2009 - 2024, kênh phát hành TPCP đã huy động được trên 3,25 triệu tỷ đồng, bình quân đạt 220 nghìn tỷ đồng/năm, gấp 5 lần so với giai đoạn 2000 - 2008 để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021 - 2024, khối lượng phát hành TPCP đạt 288 nghìn tỷ đồng/năm (gấp 1,3 lần so với bình quân cả giai đoạn 2009 - 2024), trong đó 100% khối lượng phát hành từ 5 năm trở lên. Quy mô dư nợ TPCP đến hết tháng 10.2024 đã đạt trên 2,35 triệu tỷ đồng, tương đương 23% GDP, gấp 18 lần so với năm 2009. Từ năm 2019, toàn bộ TPCP được phát hành theo phương thức đấu thầu điện tử tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Song song với việc phát hành TPCP để huy động vốn, Bộ Tài chính đã rất chú trọng tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ. Trong điều kiện thị trường thuận lợi đã tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên, kết quả là kỳ hạn phát hành bình quân liên tục được cải thiện năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2021 - 2024, kỳ hạn bình quân đạt trên 11 năm, vượt mức Quốc hội giao (9 - 11 năm). Qua đó, kéo dài kỳ hạn còn lại của danh mục nợ TPCP từ mức khoảng 3,1 năm trong năm 2009 lên 9,08 năm thời điểm tháng 10.2024.

Đặc biệt, mặc dù kỳ hạn phát hành liên tục tăng nhưng lãi suất phát hành liên tục giảm (từ mức 6 - 8% trước năm 2014 xuống 2 - 4% hiện nay), tiết kiệm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước.

Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Tại Chiến lược tài chính và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đặt mục tiêu dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP.

Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn TPCP đã góp phần tái cơ cấu hình thức vay của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ tăng vay trong nước, giảm đáng kể vay nước ngoài, vay TPCP chiếm khoảng 80% khối lượng vay nợ trong nước. Điều này góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khi được S&P và Fitch xếp hạng ở mức BB+.

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 cũng như triển khai các công trình trọng điểm quốc gia, nhu cầu huy động vốn trong giai đoạn tới là rất lớn. Chủ trương phát huy nội lực để phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới cũng đặt ra yêu cầu phải phát triển thị trường TPCP cả về quy mô, tính thanh khoản và chủ động hội nhập với thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh như vậy, Bộ Tài chính cho biết sẽ tập trung phát triển thị trường TPCP làm nòng cốt để phát triển thị trường trái phiếu, đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2025 - 2030. Đối với thị trường sơ cấp TPCP, phát hành đều đặn các sản phẩm trái phiếu gắn với tái cơ cấu danh mục nợ TPCP theo hướng bền vững, đảm bảo có đầy đủ kỳ hạn trái phiếu từ 3 - 30 năm. Đối với thị trường thứ cấp TPCP, tiếp tục cải tiến mô hình tổ chức thị trường và hệ thống giao dịch; cải tiến chế độ thông tin, báo cáo giao dịch, tiến tới xây dựng một đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tài chính.

Cùng với đó, nâng cao vai trò của nhà tạo lập thị trường với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Mở rộng cơ sở nhà đầu tư, khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong điều hành thị trường tài chính, thị trường trái phiếu. Phát triển đồng bộ các cấu phần của thị trường tài chính như thị trường phái sinh, thị trường tiền tệ, ngoại hối để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường TPCP và thêm kênh đầu tư cho các nhà đầu tư trên thị trường. Tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế, kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút tham gia vào thị trường Việt Nam.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Thị trường

Hàng Việt củng cố vị thế tại Singapore

Với vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo và lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản để xếp thứ 5 về xuất khẩu thủy sản vào Singapore, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang dần khẳng định vị thế, uy tín tại thị trường đảo quốc sư tử.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Chuyển đổi tư duy để xuất khẩu tôm tiếp tục tăng trưởng

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức trong năm qua, ngành tôm vẫn kiên cường vượt qua khó khăn nhờ vào nỗ lực, quyết tâm và các chiến lược hợp lý. Trong thời gian tới, ngành cần chuyển đổi tư duy, không chỉ chú trọng vào sản lượng và công nghệ cao, mà phải ưu tiên tính bền vững và hiệu quả, tập trung vào chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và giá trị sản phẩm.

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024
Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Cùng đó, Ngân hàng cũng hoàn tất mục tiêu khai trương mở mới 14 điểm giao dịch nâng tổng số lên 132 trên điểm giao dịch trên toàn quốc, khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của Ngân hàng trên thị trường.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan khu trưng bày sản phẩm công nghệ số của Agribank
Kinh tế

Ấn tượng với “sản phẩm số” Agribank

Trong khuôn khổ Hội nghị Toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Agribank đã để lại nhiều ấn tượng khi mang đến triển lãm các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại được trưng bày tại Nhà Quốc hội...

ẢNH
Kinh tế

Đề xuất xây dựng luật riêng về thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, quản lý thương mại điện tử mới được duy trì ở văn bản cấp nghị định, trong khi đây là lĩnh vực phức tạp, liên quan nhiều bên, cả trong nước và nước ngoài. Do vậy, theo Bộ Công Thương, việc xây dựng một khung pháp lý cao hơn và ổn định hơn để điều chỉnh là rất cần thiết.

Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
Doanh nghiệp

Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank

Nhằm tăng cường đồng hành và đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn của khách hàng để phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh... đón đầu cơ hội trong năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) triển khai nhiều gói tín dụng đa dạng với lãi suất hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi giá trị.

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà
Thị trường

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà

Tết Nguyên đán đang cận kề, cùng với đó nhu cầu mua sắm tăng cao, các nhà bán lẻ, sàn thương mại điện tử đua nhau khuyến mại. Nhiều ngân hàng cũng triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn nhằm đồng hành cùng khách hàng tối ưu chi tiêu cho dịp này.

Kết quả kinh doanh năm 2024: Teckcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình
Doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh năm 2024: Teckcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội, 20.01 – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.

Phát triển hạ tầng hàng không: Cần mở “đường băng” cho nguồn lực tư nhân
Bất động sản

Phát triển hạ tầng hàng không: Cần mở “đường băng” cho nguồn lực tư nhân

“Tính cạnh tranh sẽ rất khốc liệt nhưng khi tư nhân tham gia, đảm bảo những điều kiện tiến độ, quản trị thích hợp thì khả năng thành công cao. Phải theo tinh thần mạnh dạn đánh đổi còn chắc thắng mới làm thì rất khó”, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định.

Ảnh
Kinh tế

Nên xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm công nghệ tài chính

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cần xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) tại TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghệ tài chính quốc tế và có các cơ chế sandbox như cho phép giao dịch bằng đồng tiền mã hóa (bitcoin, crypto…) để tạo sự khác biệt, hấp dẫn so với các IFC khác.

Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam
Kinh tế

Cần cơ chế thuế phù hợp cho doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm tại Trung tâm tài chính

Góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang cản trở dòng vốn đổ vào thị trường này. Do đó, cần bổ sung cơ chế thuế phù hợp cho các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đầu tư mạo hiểm tại đây.

Vinachem và khát vọng chinh phục thị trường châu Âu
Kinh tế

Vinachem và khát vọng chinh phục thị trường châu Âu

Ngày 20.1, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Phùng Quang Hiệp đã có bài phát biểu quan trọng, bày tỏ mong muốn kết nối hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp Cộng hòa Séc nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất và nông nghiệp.

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025
Thị trường

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Nhà sản xuất Yeah 1 tiếp tục bắt tay để mang đến Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đêm thứ 3 và thứ 4. Với những sân khấu “đỉnh nóc” và “cơn sốt săn vé” trước đây, concert lần này hứa hẹn sẽ tạo nên hiệu ứng bùng nổ “kịch trần”. Đáp lại lòng mong đợi từ người hâm mộ và các khách hàng, Techcombank mang đến thêm cơ hội “săn vé” cực kì hấp dẫn.