Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tinh gọn và tăng cường trách nhiệm của các địa phương

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý tới khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. “Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi”, nhấn mạnh chỉ đạo này, Bộ trưởng cũng nhắc tới yêu cầu về tăng cường phân cấp, tinh gọn và trách nhiệm của các địa phương. 

Giáo viên đã làm quen với hình thức đánh giá năng lực

Chiều 19.2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) Huỳnh Văn Chương đã thông tin về những khác biệt cơ bản giữa mô hình tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với Kỳ thi năm 2024 cũng như tiến độ chuẩn bị cho kỳ thi đến thời điểm hiện tại.

Theo đó, với tầm quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được Bộ GD-ĐT thực hiện từ sớm, từ xa. Đến thời điểm này, cơ bản hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã được ban hành.

Để bảo đảm cho công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể toàn ngành, đồng thời phù hợp với phương thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, Cục Quản lý chất lượng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên trên toàn quốc. Kết quả, giáo viên đã làm quen với hình thức đánh giá năng lực theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tháng 10.2024, Bộ GD-ĐT đã công bố 18 đề tham khảo, đảm bảo đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GDĐT ban hành trước đó; đồng thời bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung chủ yếu ở lớp 12, nhằm giúp cho giáo viên chủ động giảng dạy, ôn tập ngay từ đầu năm học. So với mọi năm, đề tham khảo năm nay công bố sớm trước 5 tháng.

Hệ thống công nghệ, kỹ thuật, phần mềm hỗ trợ đều được triển khai theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo kịp thời cho công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Về phía địa phương, đến nay, hầu hết các địa phương đã ban hành Chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo đối với ngành giáo dục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT.

Các địa phương cũng đã cho học sinh lớp 12 đăng ký thi thử lần 1 các môn dự kiến chọn thi tốt nghiệp THPT (ngoài 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn) và tổ chức học, thi thử theo dạng thức thi của Bộ GD-ĐT đã công bố.

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thi (dự kiến đầu tháng 3.2025); hoàn thiện các hệ thống phần mềm tổ chức thi và thử nghiệm trên diện rộng, kiểm tra đánh giá an ninh, an toàn trước khi đưa vào sử dụng; tiếp tục tập huấn đội ngũ giáo viên để xây dựng câu hỏi thi; tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn để các địa phương nắm rõ mô hình, cách thức tổ chức kỳ thi, cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi, lịch thi…

Các địa phương phân cấp, phân quyền rõ, đầy đủ, trách nhiệm toàn diện kỳ thi tại địa phương. Đồng thời, xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhân lực, vật lực. Chú trọng tổ chức dạy học, đánh giá bám sát chương trình và nội dung thi, tổ chức thi thử để giáo viên, học sinh làm quen với cách thức tổ chức thi.

z6332892628288b2e3b320115dbab96ae6fc429a98ae8b.jpg
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Trần Hiệp

Phải đảm bảo an toàn, chất lượng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị đã thông tin về công tác phối hợp, triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Những thuận lợi, khó khăn, đề xuất cách thức, giải pháp để tổ chức kỳ thi đảm bảo các yêu cầu đặt ra cũng đã được trao đổi.

Lưu ý tinh thần chung là dù kỳ thi theo cách thức mới hay cũ cũng không chủ quan, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có những nhận định cụ thể về thuận lợi, thách thức trong tổ chức Kỳ thi năm 2025 và yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ GD-ĐT dự báo trước được các vấn đề có thể đặt ra để hạn chế tối đa khó khăn, đồng thời tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn cho địa phương.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự chủ động trong công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ở tất cả các khâu, đặc biệt là chuẩn bị về mô hình thi, cách thức tổ chức thi, khâu làm đề thi… Theo Bộ trưởng, các bước chuẩn bị cho kỳ thi năm 2025 đã chủ động hơn so với mọi năm ở tất cả các khâu cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của mùa thi năm 2025.

Với yêu cầu cần lường trước mọi vấn đề, thấy hết thách thức để chuẩn bị với tinh thần thận trọng, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tập trung làm tốt một số khâu trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như ra đề, tập huấn, thanh tra, truyền thông…

Với Kỳ thi đầu tiên thực hiện theo tinh thần đổi mới, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tới khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. “Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi”, nhấn mạnh chỉ đạo này, Bộ trưởng cũng nhắc tới yêu cầu về tăng cường phân cấp, tinh gọn và trách nhiệm của các địa phương trong tổ chức kỳ thi.

Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.

Khởi động NEU Career Week 2025 - Hành trang vững bước trên con đường sự nghiệp
Giáo dục

Khởi động NEU Career Week 2025 - Hành trang vững bước trên con đường sự nghiệp

Với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với trí tuệ nhân tạo”, chương trình “Tuần nghề nghiệp và việc làm 2025 - NEU Career Week 2025” diễn ra từ ngày 20.3 đến 30.3 tại Đại học Kinh tế Quốc dân hứa hẹn sẽ mang tới nhiều thông tin bổ ích cho các bạn sinh viên về một thị trường lao động đang ngày càng đổi mới.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực.

Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Lĩnh vực Xã hội học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ghi dấu ấn trên bản đồ khoa học thế giới
Giáo dục

Lĩnh vực Xã hội học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ghi dấu ấn trên bản đồ khoa học thế giới

Ngày 12.3, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng 55 lĩnh vực thuộc 05 nhóm lĩnh vực của 1.747 cơ sở giáo dục đại học với khoảng 21.000 chương trình đào tạo. Trong đó, lần đầu tiên lĩnh vực Xã hội học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng 301 - 375 thế giới.

Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên: Bỏ hình thức tuyển thẳng, tiếng Anh là môn điều kiện
Giáo dục

Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên: Bỏ hình thức tuyển thẳng, tiếng Anh là môn điều kiện

Chiều 14.3, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành kế hoạch công tác tuyển sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2025. Đáng chú ý năm nay trường bỏ tuyển thẳng và bổ sung tiếng Anh làm môn thi điều kiện. 

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tự chủ toàn diện để đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh
Giáo dục

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tự chủ toàn diện để đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh

Theo TS Kiều Xuân Thực - Hiệu trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, chiến lược phát triển của nhà trường là trở thành đại học định hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam, theo mô hình tự chủ toàn diện, đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế.

Sáng 15.3, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'
Trao đổi

Sáng 15.3, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'

Với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tác động của Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15 đối với việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, sáng mai (15.3), Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”.