Thí sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 12 TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh

Kết quả kỳ thi học sinh giỏi 12 cấp thành phố năm học 2024-2025 có 2.842 thí sinh đạt giải, tăng mạnh so với năm ngoái.

Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố năm học 2024-2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh vừa công bố, có 6.515 thí sinh dự thi, trong đó có 2.842 thí sinh đạt giải, gồm 131 giải Nhất (4,61%), 708 giải Nhì (24,9%), 2.003 giải Ba (70,8%).

img-0246.jpg
Giám thị kiểm tra giấy tờ của thí sinh trước khi vào phòng thi

Trong 6.515 thí sinh tham gia, tỷ lệ đạt giải là 43,6%. So với năm ngoái, tỷ lệ học sinh đoạt giải năm nay tăng mạnh (năm trước là 41,39).

Kết quả học sinh giỏi lớp 12 tăng mạnh chủ yếu ở giải Nhì và giải Ba. Trong đó, giải Nhì tăng 304 giải, giải Ba tăng 564 giải.

Năm nay, học sinh đạt giải Nhất, giải Nhì không chỉ tập trung tại những trường có truyền thống ôn luyện học sinh giỏi mà còn phủ khắp ở nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố từ nội thành cho đến ngoại thành và vùng ven.

Cụ thể, Trường THPT Hiệp Bình (TP. Thủ Đức) đạt 2 giải Nhất ở môn Văn và Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, trong khi đó năm ngoái không có giải Nhất. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi tại Trường THPT Phan Đăng Lưu cũng tăng 4 lần so với năm trước.

Trường THPT Ten Lơ Man (Quận 1) có số giải học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố năm nay tăng 122,2% so với năm học trước.

Theo đại diện nhà trường, đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh sự nỗ lực không ngừng của học sinh, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu, cùng với sự tận tâm của đội ngũ giáo viên trong suốt quá trình ôn luyện.

Ngoài ra, việc đạt được kết quả cao ngay trong năm đầu tiên thi theo chương trình mới là một niềm vui lớn, tạo động lực mạnh mẽ để nhà trường tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt thành tích cao hơn trong những năm tiếp theo.

Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng một trong những lý do khiến giải học sinh giỏi tăng mạnh do năm nay TP. Hồ Chí Minh thay đổi cách xếp giải.

Theo đó, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh quy định, chỉ xếp giải cá nhân (nhất, nhì, ba) theo từng môn thi. Tỷ lệ học sinh đạt giải không quá 60% số học sinh dự thi (trong đó học sinh đạt giải Nhất không quá 5% số học sinh đạt giải) và điều kiện xếp giải từ 10 điểm trở lên.

Trong khi đó, năm ngoái, Sở GD-ĐT quy định tỉ lệ học sinh đạt giải không quá 60% thí sinh dự thi. Học sinh đạt giải Nhất đạt từ 18 đến 20 điểm; giải Nhì từ 15 đến dưới 18 điểm; giải Ba từ 10 đến dưới 15 điểm.

Mặt khác, Sở GD-ĐT không còn quy định học sinh chuyên phải thi chéo môn như trước.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.