Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh

Số thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong ngày cuối đã tăng thêm gần 10.000, thành tổng hơn 130.000 thí sinh.

img-0197.jpg
Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào ngày 30.3


Sáng 21.2, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết, kết thúc đợt đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi năm 2025. Trong đó 127.964 thí sinh đã hoàn tất thủ tục đóng lệ phí thi.

Cũng theo Trung tâm, so với số liệu chiều 20.2, chỉ sau vài giờ trong ngày cuối đăng ký, số thí sinh đăng ký đã tăng thêm gần 10.000 thí sinh.

Như vậy, số thí sinh dự thi năm nay tăng mạnh và cao kỷ lục trong 8 năm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực này.

Đại diện Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho hay, lượng thí sinh tăng cao vì kỳ thi ngày càng được thông tin rộng rãi đến thí sinh, đồng thời các em muốn tăng cơ hội xét tuyển vào các trường đại học, nhất là những trường và những ngành có độ cạnh tranh cao.

Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ gia hạn việc hoàn tất đóng lệ phí thi đến hết ngày 23.2 (thay vì 21.2 như trước đó). Vì vậy, số lượng thí sinh chính thức đăng ký dự thi dự kiến vẫn còn tăng.

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào ngày 30.3, tại 25 tỉnh/thành phố, gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Bình Phước và Tây Ninh. Đến nay đã có 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển năm 2025.

Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể
Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, cần đưa ra những nội dung, tiêu chí cụ thể về Khung năng lực số cho từng đối tượng học sinh, khi áp dụng phải phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, nhà trường. Quá trình xây dựng văn bản phải thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng không quá cầu toàn, nhận diện được những thách thức sẽ phải đối mặt.