Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

Hoàn thành mục tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025

Theo báo cáo của UBND tỉnh tại buổi giám sát, các cấp ủy đã tập trung chỉ đạo, quyết tâm, quyết liệt nhằm thực hiện tốt các chương trình, đề án, dự án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc lồng ghép các chương trình mục tiêu của tỉnh hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM đạt được kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hệ thống giao thông kết nối liên thông giữa các trung tâm. Hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, trạm y tế đạt chuẩn, điện đáp ứng thường xuyên cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt dân cư. Đời sống vật chất tinh thần người dân khu vực nông thôn nâng cao rõ nét.

Tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai có 110 xã NTM nâng cao, đạt hơn 91,66% mục tiêu; 30/120 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025; 65 khu dân cư kiểu mẫu. Thu nhập bình quân/người toàn tỉnh năm 2023 đạt 78,95 triệu đồng/người/năm, tăng 9,93 triệu đồng so năm 2021. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn theo chuẩn nghèo đa chiều của Trung ương đến cuối năm 2023 còn 0,04%.

p1.jpg
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng cùng Đoàn giám sát khảo sát tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc. Ảnh: Trâm Nguyễn

Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh cũng thẳng thắn nhìn nhận: một số địa phương tuy đạt chuẩn nhưng còn có tiêu chí chất lượng, tính bền vững chưa cao, tiêu chí đạt được mới xấp xỉ ở mức quy định; một số địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2023 về xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu. Tiến độ thực hiện xã NTM nâng cao, huyện NTM nâng cao năm 2024 chậm theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Bố trí vốn chậm, nhất là bố trí cho duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Chất lượng môi trường sống, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch tập trung còn thấp. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại các địa phương chưa được triển khai đồng bộ…

Tập trung “gỡ” những tiêu chí còn vướng

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng NTM, năm 2025, UBND tỉnh Đồng Nai xác định xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung đẩy mạnh thực hiện NTM nâng cao cả về chất lượng, đa dạng về hình thức… Hướng tới năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; ít nhất 25% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ít nhất 5 huyện hoàn thành NTM nâng cao. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch khu vực nông thôn đạt 85%. Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%. Giảm 80% hộ nghèo có khả năng thoát nghèo theo chuẩn của Trung ương giai đoạn 2021 - 2025…

Để đạt được mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi đề xuất HĐND bổ sung ngân sách hỗ trợ cho các huyện hiện còn khó khăn, chậm triển khai đầu tư hệ thống nước sạch. Để nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch tập trung, đề xuất HĐND thống nhất cho UBND tỉnh xây dựng nghị quyết hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ về vốn vay lãi suất ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư…

Cùng với đó, UBND tiếp tục phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối giữa các trung tâm, các khu vực, kết nối vùng miền. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương huy động nguồn lực trong nhân dân, mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến đường ống cấp nước, thực hiện hiệu quả Đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025. Nhất là các huyện có tỷ lệ nước sạch tập trung còn thấp như Cẩm Mỹ, Tân Phú.

Tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, sản xuất ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp hữu cơ, hệ thống chế biến, lưu trữ, bảo quản nông sản. Gắn với công tác kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng như trải nghiệm văn hóa, làng nghề; sinh thái…

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đánh giá cao kết quả đạt được trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn. Cùng với khảo sát tại một số địa phương cho thấy phong trào xây dựng NTM bị chững lại, trong đó có nguyên nhân một số lãnh đạo một số huyện, sở, ngành lơ là trong thực hiện hơn so với giai đoạn trước. Một số huyện còn nhiều tiêu chí chưa đạt như: y tế, văn hóa, giáo dục… Đặc biệt, với tiêu chí môi trường, cảnh quan một số nơi chưa sạch, đẹp có nguyên nhân trong việc tuyên truyền chưa sâu, chưa rộng nên một bộ phận người dân chưa có ý thức xây dựng NTM.

Trưởng Đoàn giám sát HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền để tất cả người dân hiểu, tích cực tham gia xây dựng NTM; tổ chức tổng kết, đánh giá lại, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng. Nhấn mạnh hiện nay một số khu vực đô thị giao thông xuống cấp, chưa sạch, đẹp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng cho rằng tỉnh nên thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân.

Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 15, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Trường Tiểu học Quảng Tân (Đầm Hà) được bổ sung trang thiết bị giảng dạy, chỉnh trang phòng thư viện, phòng đọc sách.
Diễn đàn

Thêm nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thảo luận và thống nhất thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, có việc phân bổ gần 158 tỷ đồng nguồn tăng thu năm 2023, thưởng vượt thu năm 2022 hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nội dung này đã nhận được sự quan tâm, kỳ vọng rất lớn của đông đảo cử tri, Nhân dân trên địa bàn.