Tên tuổi và nhân cách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng Nhân dân, lưu danh cùng lịch sử dân tộc Việt Nam

Đúng 7 giờ sáng nay, 25.7, tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

Cùng lúc đó, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng trang trọng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) và tại quê nhà của Tổng Bí thư ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP. Hà Nội).

Nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Xúc động xen lẫn tự hào với tấm lòng thương nhớ khôn nguôi là tình cảm không khó để cảm nhận mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cũng như bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -4
Quang cảnh Hội trường Thống Nhất. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14.4.1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Tham gia công tác từ năm 1967 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam cùng năm (ngày 19.12.1967), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng 7 khóa liên tục (từ khóa VII đến nay); Ủy viên Bộ Chính trị 6 khóa liên tục (từ khóa VIII đến nay) và tham gia Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Chủ tịch Quốc hội khóa XI và XII; Tổng Bí thư 3 khóa liên tục từ (khóa XI đến nay), Bí thư Quân ủy Trung ương; Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đại biểu Quốc hội 5 khóa liên tục (từ khóa XI đến nay).

Đánh giá cao những cống hiến của Tổng Bí thư đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Dân tộc, với tình cảm tiếc thương vô hạn về sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người con yêu quý của Dân tộc Việt Nam, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân cùng bạn bè quốc tế, đã dành cho Người đứng đầu Đảng ta những tình cảm và đánh giá vô cùng xúc động.

Một trong những đánh giá như vậy, đó là với 80 năm tuổi đời và 57 năm tuổi Đảng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối trung thành, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; không ngừng rèn luyện, phấn đấu và có nhiều cống hiến quan trọng cho sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Đặc biệt, Tổng Bí thư là tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; luôn sống chân thành, gần gũi, giản dị, khiêm tốn, nhân ái, nhân tình, nhân nghĩa và nhân văn; trăn trở lo toan cho Dân, cho Nước đến hơi thở cuối cùng.

Sinh thời, không phải chỉ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XI và XII, đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV và XV (từ năm 2002 đến nay) mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm sát sao đối với việc kiện toàn tổ chức và đổi mới hoạt động của Quốc hội Việt Nam trên từng mặt công tác, ở từng thời kỳ, từng nhiệm vụ. Đồng chí tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, khách quan, khoa học, đồng thời cũng rất cụ thể, sâu sắc, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn xúc động ghi sổ tang: “Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí; nguyện tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ, các thế hệ đi trước và Đồng chí đã lựa chọn”.

Một đời thanh bạch, liêm khiết, giản dị

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu...” - có sự chia ly nào không đớn đau, không là tận cùng của đau khổ?

Có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia từ sáng sớm hôm qua, Phu nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - bà Ngô Thị Mận cùng các con trai, con gái, con dâu, con rể, cháu nội và cháu ngoại, gia đình, người thân, những người đồng chí, người bạn thuở thiếu thời của Người đứng đầu Đảng ta đã không ngăn được những dòng nước mắt khi giờ phút phải tiễn biệt người chồng, người cha, người ông, người bạn nhất mực yêu quý Nguyễn Phú Trọng đang đến rất gần.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -1
Phu nhân Ngô Thị Mận và toàn thể gia quyến vào viếng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Cả cuộc đời mình, dù giữ nhiều cương vị quan trọng khác nhau với 13 năm là Người đứng đầu Đảng ta, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc nào cũng vô cùng khiêm nhường, chan hòa và gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Những ngày qua, hình ảnh Ông trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, vẫn ngồi quây quần gói bánh chưng cùng vợ con và các cháu trong căn nhà công vụ với bức tường loang lổ dịp Tết Kỷ Hợi 2019 có lẽ đã chạm đến những tầng sâu nhất của triệu triệu trái tim người dân Việt Nam. Đặc biệt, Tết năm nào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng gia đình mình cũng gói bánh chưng, như một cách để lưu giữ truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam cho con cháu. Lối sống thanh bạch, liêm khiết, vô cùng giản dị của Tổng Bí thư và gia đình ông khiến chúng ta càng thêm nể phục và kính trọng ông - một nhân cách, một con người văn hóa cao quý.

Trọn cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối trung thành, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, không ngừng bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Dân tộc và Nhân dân một cách tận tâm, tận lực và tận hiến đến những giây phút cuối cùng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn, khốc liệt đến đâu, Tổng Bí thư luôn cho thấy một tinh thần, ý chí “thép”, coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”, không lùi bước trước mọi thử thách, trở ngại; là trung tâm đoàn kết, hạt nhân lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phong cách làm việc và lối sống của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “cần, kiệm, liêm, chính”, “chí công vô tư”, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân kính trọng, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng, đánh giá cao.

Nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều đóng góp trên các mặt công tác và nhiều lĩnh vực. Ở lĩnh vực nào, Tổng Bí thư cũng để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Một trong những lĩnh vực như vậy là đối ngoại và ngoại giao. Như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thì “Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng”; và “những thành tựu của đối ngoại của Việt Nam trong các nhiệm kỳ qua không thể tách rời uy tín của cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Các nhà lãnh đạo nước ngoài rất coi trọng và đánh giá cao vai trò, uy tín của cá nhân Tổng Bí thư, đó là điều hết sức đặc biệt. “Với bạn bè quốc tế, Tổng Bí thư chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý. Trong mọi hoạt động đối ngoại, với phong cách giản dị, cởi mở, chân thành, với cách ứng xử ngoại giao vừa chuẩn mực, vừa nghĩa tình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim, giành được cảm tình, sự mến phục lớn của các nhà lãnh đạo, Nhân dân, bạn bè quốc tế”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Vậy nên, hôm nay, trong Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều bạn bè quốc tế đã “không quản đường xa”, thậm chí là “nửa vòng trái đất” để đến viếng, chia buồn với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam và cũng là để chia tay lần cuối với Nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam.

Lãnh đạo nhiều nước, các Đại sứ, tổ chức quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -1
Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith làm Trưởng đoàn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Bay từ Thủ đô Vientiane sang Việt Nam, đầu giờ chiều nay, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước CHDCND Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia, để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẻ chia nỗi đau mất mát không gì bù đắp với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và Phu nhân Ngô Thị Mận cùng gia quyến.

Một lần nữa, hai Phu nhân của hai nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và Lào tiếp tục giành cho nhau sự động viên, khích lệ, chia sẻ nỗi tiếc thương và đau buồn vô hạn trước sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đúng như nhắn nhủ trong bức thư Phu nhân Naly Sisoulith đã gửi tới Phu nhân Ngô Thị Mận trước đó: “Mặc dù anh Trọng đã rời xa chúng ta, nhưng mong rằng tình cảm gắn bó giữa chị em chúng mình sẽ mãi mãi trường tồn cùng chúng ta và con cháu của chúng ta...”.

Đoàn Campuchia do ông Hun Sen làm trưởng đoàn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Đoàn Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen làm trưởng đoàn viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Đến viếng và chia buồn về sự ra đi của Người đứng đầu Đảng ta, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen viết trong sổ tang: “Lãnh đạo và đảng viên Đảng Nhân dân Campuchia xin chân thành chia buồn sâu sắc với lãnh đạo và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trước sự qua đời của ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia mất đi người đồng chí, nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng đã ủng hộ mạnh mẽ, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp, sự hợp tác trên mọi lĩnh vực lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia trên tinh thần hữu nghị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia chúng ta...”.

Lãnh đạo nhiều nước, các Đại sứ, tổ chức quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh ghi sổ tang. Ảnh: TTXVN

Dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Trung Quốc sang chia buồn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã chuyển vòng hoa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và vòng hoa của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước đó, ngay sau khi nhận được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gửi Điện chia buồn với nội dung sâu sắc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đích thân đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để viếng, ghi sổ tang và phát biểu nhiều ý kiến đầy tình cảm đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong sổ tang, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh bày tỏ: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng - người bạn vĩ đại của Nhân dân Trung Quốc”.

Lãnh đạo nhiều nước, các Đại sứ, tổ chức quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -1
Đoàn Cộng hòa Cuba do Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández làm Trưởng đoàn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Thay mặt Nhà nước và Nhân dân Cuba sang viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của nhà lãnh đạo Cách mạng Cuba, Đại tướng Raúl Castro và Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez trước sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng - người bạn thân thiết và thủy chung của Cuba.

“Đóng góp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng vào việc phát triển các kết quả của tình đoàn kết, tình anh em giữa hai dân tộc, hai đảng và hai chính phủ có ý nghĩa quyết định. Những chuyến thăm thành công của đồng chí tới Cuba là minh chứng cho mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước và ý chí tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ này. Tháng 9.2023, tôi có cơ hội trò chuyện với đồng chí Nguyễn Phú Trọng về tình hình thực tế của Cuba, tôi sẽ nhớ mãi buổi gặp gỡ đó. Tôi là vị lãnh đạo Cuba cuối cùng có cơ hội trao đổi với đồng chí, người bạn thân thiết của Cuba” - Chủ tịch Quốc hội Cuba xúc động cho biết.

Theo Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ 7h đến 19h30 ngày 25.7, đã có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào... đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cả 3 địa điểm: Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống nhất (TP. Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP. Hà Nội).

Ngày mai, 26.7, đồng bào và bạn bè quốc tế còn thời gian trọn vẹn buổi sáng, từ 7h để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chia buồn cùng gia quyến đến trước khi diễn ra Lễ truy điệu vào lúc 13h và Lễ an táng vào 15h cùng ngày.

Thời khắc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và bạn bè quốc tế phải chia xa mãi mãi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới rất gần.

13 giờ 38 phút ngày 19.7.2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Nhưng như khẳng định của Chủ tịch nước Tô Lâm khi ghi sổ tang, đó là: “Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”.

Theo dòng sự kiện

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội", lãnh đạo bộ, ngành, tập đoàn và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả Quốc hội và các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội cần quyết liệt, khẩn trương và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Quốc hội số - nhiệm vụ không thể chậm trễ!

“Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn
Chính trị

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia. Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm và quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia.

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 9 – 11.3. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9 đến 13.3.2025.