Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2024)

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc

Theo PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mục tiêu ban đầu của Đảng là lãnh đạo nhân dân đấu tranh đã được Hồ Chí Minh nêu ngắn gọn trong sáu chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, ngày nay được bổ sung “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tại Đại hội XIII, Đảng thắp lên cho toàn thể dân tộc khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Để hiện thực hóa khát vọng đó, Đảng phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, vẻ vang phù hợp tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.

Kiên định với mục tiêu đã chọn

- Trong bài viết nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã một lần nữa nhấn mạnh: “Thực tiễn phong phú và sinh động của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam”. Nhìn lại lịch sử cách mạng Việt Nam, xin ông làm rõ hơn luận điểm này?

PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN

- Trải qua 94 năm, kể từ mùa Xuân 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã lãnh đạo nhân dân vượt qua thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); thắng lợi của 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội; thắng lợi quan trọng của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thành tựu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là minh chứng hùng hồn về vai trò lãnh đạo của Đảng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, Đảng đã đề ra đường lối đúng đắn để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Đặc biệt, kiên định với mục tiêu đã chọn, vững vàng trước những biến động thời cuộc. Nhất là khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng đã khởi xướng công cuộc Đổi mới, đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Công cuộc Đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển của lịch sử. 

Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: thực tiễn phong phú và sinh động của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam. Qua đó, khẳng định một chân lý: ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

5 truyền thống quý báu

- Cũng trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định,“thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân”. Cụ thể, sự tôi luyện đó đã hun đúc nên “những truyền thống vẻ vang” của Đảng ta như thế nào, thưa ông?

- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu. Thứ nhất, đó là “truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thực tế lịch sử đã chứng minh, chỉ có đi theo con đường cách mạng mà Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn thì cách mạng Việt Nam mới giành được thắng lợi trọn vẹn, đất nước ta mới thật sự được độc lập; dân tộc ta mới thật sự được tự do; nhân dân ta mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thứ hai, “truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng”. Trong mỗi giai đoạn, Đảng luôn thấm nhuần quan điểm chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để xác định phương hướng, nhiệm vụ, phương pháp của cách mạng.

Thứ ba, “truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu”. Nhân dân ta đã nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng từ những ngày còn trứng nước, hết lòng tin yêu Đảng, ủng hộ và ra sức phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Sức mạnh vô tận của nhân dân làm nên sức mạnh vô địch của Đảng; nguồn gốc sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Thứ tư, “truyền thống đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình thương yêu đồng chí”. Trải qua những thử thách khắc nghiệt trong nhà tù đế quốc, những người cộng sản Việt Nam đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết gắn bó; về tình đồng chí, đồng đội, tạo thành sức mạnh để Đảng vượt qua mọi thử thách, giữ vững niềm tin và giương cao ngọn cờ lãnh đạo.

Thứ năm, “truyền thống đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả”. Đây là cơ sở vững chắc để Đảng ta hình thành và thực hiện thành công đường lối đối ngoại đúng đắn qua các thời kỳ lịch sử, phát huy cao độ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa cách mạng Việt Nam liên tục phát triển.

Tăng cường quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân

- Trong bối cảnh hiện nay, theo ông, cần phải làm gì để phát huy được 5 truyền thống quý báu mà ông vừa phân tích để xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh?

- Trong các thời kỳ lịch sử, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần thắp lên khát vọng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam hiện thực hóa khát vọng giành độc lập và giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, một lần nữa Đảng thắp lên cho toàn thể dân tộc khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Để xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hiện thực hóa khát vọng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, vẻ vang phù hợp tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.

Tiếp tục trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.

Phát huy sự chủ động sáng tạo của Đảng trong hoạch định chủ trương đường lối và chỉ đạo thực tiễn nhằm tranh thủ thời cơ, hạn chế thách thức, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam để đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.

Nâng cao trí tuệ, bản lĩnh của Đảng; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; tích cực đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực trong Đảng; đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm”, “nói không đi đôi với làm”.

Tăng cường quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, thực hiện lý tưởng của Đảng: “Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam không còn lợi ích nào khác”. Thấu triệt quan điểm của Đảng: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. Triệt để thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.

- Xin cảm ơn ông!

Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Sáng 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chính trị

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới", nêu bật những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung bài viết. Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư
Theo dòng sự kiện

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư

Chiều 2.1, chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng nêu rõ, nhiệm vụ được giao của vùng Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Kỳ vọng và trách nhiệm đặt trên vai của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên là vô cùng quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 2.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Ngày 31.12.2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Nghị định chính thức có hiệu lực vào hôm nay, ngày 1.1.2025.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
Theo dòng sự kiện

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3.2.1930 - 3.2.2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Chiều 29.12, tại Trụ sở Chính phủ, chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; quán triệt tư duy ai quản lý tốt nhất thì giao, việc gì người dân doanh nghiệp làm tốt thì Nhà nước không làm; những gì cấm thì đưa vào luật, không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo...