Thêm “cú hích” cho truyện tranh Việt

Còn sớm để kỳ vọng về một ngành công nghiệp trong tương lai, nhưng thực tế cho thấy cơ hội bứt phá dành cho truyện tranh Việt Nam hiện nay là không nhỏ.

Vươn ra thế giới

Ngày 21.6 vừa qua, Yoto Carnegie - giải thưởng thường niên của Vương quốc Anh được trao cho các tác phẩm xuất sắc dành cho trẻ em và thanh thiếu niên viết bằng tiếng Anh, đã xướng tên họa sĩ Jeet Zdũng (Nguyễn Tiến Dũng) ở hạng mục minh họa.

Với những bức tranh minh họa vẽ tay bằng màu nước trong Saving Sorya: Chang and the Sun Bear, họa sĩ Jeet Zdũng xuất sắc vượt qua 17 ứng viên khác ở vòng sơ khảo và chung khảo để giành giải thưởng. Đây là lần đầu tiên một họa sĩ người Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này.

Thêm “cú hích” cho truyện tranh Việt -0
Tác phẩm "Saving Sorya: Chang and the Sun Bear" - “Chang hoang dã - Gấu” với câu chuyện và những bức tranh minh họa vẽ tay bằng màu nước

Chủ tịch hội đồng giám khảo giải thưởng Janet Noble nhận xét về cuốn sách: “Một câu chuyện giàu xúc cảm được khắc họa một cách đầy tinh tế, chứa đựng quan điểm giá trị về bảo tồn tự nhiên; đồng thời tạo nên nguồn cảm hứng mạnh mẽ từ câu chuyện thật của một cô gái trẻ (tác giả Trang Nguyễn) đã kiên trì theo đuổi sự nghiệp bảo tồn động vật hoang dã ngay từ khi còn rất nhỏ”.

Ấn phẩm do NXB Kim Đồng phát hành với tên tiếng Việt là Chang hoang dã - Gấu, bán bản quyền cho Pan Macmillan cùng nhiều nhà xuất bản khác ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Na Uy, Nga, Nhật Bản, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ…

Không phải đến Chang hoang dã - Gấu, truyện tranh Việt Nam mới gặt hái thành công tầm quốc tế. Nhiều năm trở lại đây, nhiều tác giả truyện tranh Việt đã chạm tới những giải thưởng danh giá.

Như năm 2022, bộ truyện Bẩm thầy Tường, có thầy Vũ đến tìm!, do Comicola và NXB Dân Trí ấn hành của họa sĩ Hoàng Tường Vy đã đoạt giải Đồng, thuộc giải thưởng truyện tranh manga quốc tế Nhật Bản lần thứ 16. Trước đó, Việt Nam từng có hai tác phẩm đoạt giải Bạc là Long thần tướng năm 2016 và Địa ngục môn năm 2017…

Nhiều truyện tranh của Việt Nam đã được nhà làm sách nước ngoài mua bản quyền, xuất bản, như truyện tranh Mùa hè bất tận (ra mắt năm 2021) của tác giả Lâm Hoàng Trúc được NXB Toshokan (Italy) mua bản quyền và lên kệ vào tháng 5 vừa qua…

Thúc đẩy sáng tác trong nước

Thực tế thị trường truyện tranh trên thế giới phát triển rất mạnh mẽ, việc các tác giả Việt Nam đoạt giải và có tác phẩm được xuất bản ở nước ngoài là một tín hiệu vui cho thấy truyện tranh Việt Nam đang tiến bước và cạnh tranh với mặt bằng chung trên thế giới.

Thêm “cú hích” cho truyện tranh Việt -0
Tác phẩm của họa sĩ Hoàng Tường Vy đã đoạt giải Đồng, thuộc giải thưởng truyện tranh Manga Quốc tế Nhật Bản lần thứ 16. Nguồn: sggp.org.vn

Nhìn vào thị trường trong nước những năm gần đây cũng dễ nhận thấy bước chuyển mình đầy khởi sắc và đáng để chờ đợi. Các dự án cá nhân ngày càng nhiều, đội ngũ tác giả trẻ ngày càng đông và rất năng động trong việc nắm bắt xu thế của truyện tranh thế giới. Có thể kể đến một số tên tuổi nổi bật như Hoàng Tường Vy, Nguyễn Huỳnh Bảo Châu, Thành Phong, Mèo Mốc (Đặng Quang Dũng)…

Đề tài các tác phẩm truyện tranh cũng đa dạng và phong phú hơn. Không chỉ tập trung vào các thể loại truyền thống như hài hước, hành động, võ thuật mà còn đa dạng hóa với các thể loại như khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết lịch sử, tình cảm, chuyển thể từ tiểu thuyết...  

Ngoài ra, một số nhà sản xuất bên cạnh phát triển chuyên môn cũng nghĩ ra nhiều chiến lược như in áo thun, búp bê, trò chơi... liên quan đến bộ truyện, nhờ vậy giúp kéo dài vòng đời tác phẩm và tạo nên doanh thu để tác giả có thể toàn tâm toàn ý vẽ tranh.

Nhiều chuyên gia nhận định, truyện tranh Việt Nam còn có một lợi thế phát triển nữa nằm ở cơ cấu dân số trẻ, đối tượng độc giả của thể loại này rất đông đảo. Hơn nữa, trong bối cảnh văn hóa đọc đang được thúc đẩy mạnh mẽ, cần có những chính sách thiết thực để hỗ trợ ngành truyện tranh, khuyến khích sáng tạo, để truyện tranh Việt tận dụng được “cơ hội vàng” bứt phá.

Văn hóa

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.