Thêm cơ hội giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Những năm gần đây, công tác trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được chú trọng. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát hiện sớm, can thiệp sớm, thêm cơ hội hòa nhập cộng đồng, sống tự lập đối với trẻ tự kỷ.

Phấn đấu 80% trẻ tự kỷ được tiếp cận dịch vụ y tế

Theo số liệu thống kê mới nhất từ 15 huyện, thành phố và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang, hiện toàn tỉnh quản lý 3.427 đối tượng, trong đó: nữ 1.280 người; người tâm thần có 1.483 người, động kinh 1.868 người, trẻ em tự kỷ 31 em, rối nhiễu tâm trí 45 người và có 132 trẻ em có biểu hiện tự kỷ đang theo dõi, quan sát của giáo viên tại các trường học.

Bên cạnh đó, tỉnh hiện có 1 Trung tâm Bảo trợ xã hội có chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng dạng tâm thần, hàng năm nuôi dưỡng, chăm sóc thường xuyên trên 120 người tâm thần vô gia cư, không người nuôi dưỡng trong và ngoài tỉnh; 1 Bệnh viện Tâm thần trung bình hàng năm điều trị 100 bệnh nhân, các cơ sở đều thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người tâm thần. Ngoài ra, tại cộng đồng đang triển khai thực hiện Chương trình quốc gia chăm sóc người tâm thần tại 143/144 xã với 948 cộng tác viên ấp, khu phố làm công tác phục hồi chức năng cho người tâm thần.

Giúp trẻ tự kỷ có cơ hội sớm hòa nhập cộng đồng -0
Phát hiện và can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng. Nguồn: ITN

Việc xác định mức độ khuyết tật đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí ở cấp xã còn gặp khó khăn trong việc xác định dạng tật và mức độ bệnh để xem xét hưởng trợ cấp. Bên cạnh đó, kinh phí giám định y khoa cao và người dân phải tự đóng nên việc thực hiện giám định y khoa còn hạn chế. Một số huyện, thành phố, gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho nhóm đối tượng này và thiếu trách nhiệm trong việc hợp tác khi đưa vào cơ sở điều trị, chăm sóc hoặc đưa về hoà nhập cộng đồng, còn kỳ thị ngại tiếp xúc với đối tượng. Đồng thời, công tác tuyên truyền, triển khai đến cộng đồng, người dân chưa được thường xuyên, sâu rộng nhất là gia đình có người mắc bệnh tâm thần.

Trước thực tế đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 29.4.2021 về việc thực hiện chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030. Theo đó, đặt ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Hàng năm, 90% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; khoảng 100 trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội; 90% trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; khoảng 800 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội….

Còn nhiều khó khăn, thách thức

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có ý kiến với Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh nhận trách nhiệm phối hợp và thực hiện các hoạt động thăm khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ ở tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 4485/QĐ-BYT ngày 20.9.2021.

Theo Báo cáo số 332/ĐHYD – ĐDKTYH  của Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ngày 9.3.2023 về việc thực hiện Chương trình Trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, quá trình thực hiện Chương trình còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, qua khảo sát, hiện nguồn nhân lực còn hạn chế, công việc nhiều nên công tác sàng lọc và can thiệp cho trẻ tự kỷ còn giới hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có kinh phí để thực hiện sàng lọc cộng đồng dẫn đến việc chỉ khi có khó khăn về y tế hoặc bộc lộ khuyết điểm điển hình thì các trẻ mới được đưa đi sàng lọc và can thiệp. Do đó, việc phát hiện sớm, can thiệp sớm còn chưa đạt được hiệu quả cao, trong khi đó các dịch vụ tư nhân có mức phí rất cao, gây khó khăn cho việc sàng lọc và can thiệp cho trẻ.

Ngoài ra, các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng với các bên liên quan tại tỉnh Kiên Giang hầu hết chưa có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về phục hồi chức năng như vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu…Tất cả các nhân viên y tế thường được đào tạo ngắn hạn từ 3-6 tháng các khóa về phục hồi chức năng. Cùng với đó, các giáo viên cũng được trang bị kiến thức lượng giá và can thiệp cho trẻ tự kỷ nhưng thời gian ngắn và ít được cập nhật thường xuyên. Hiện nay, nguồn nhân lực được đào tạo chính từ Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, số lượng nhân viên cơ hữu còn hạn chế nên việc tổ chức, tập huấn, sàng lọc và can thiệp còn gặp nhiều khó khăn tại các huyện, xã trong khu vực.

Để khắc phục những khó khăn nói trên, với sự chủ trì của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, Chương trình sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực lực lượng cán bộ nòng cốt về tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em bị tự kỷ; phổ biến kiến thức cho cha mẹ có con bị tự kỷ; hỗ trợ các giáo viên và cán bộ làm công tác chăm sóc và giáo dục, bảo vệ trẻ em tiếp cận, chuẩn hóa kiến thức về tự kỷ; giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị tự kỷ.

Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh
Đời sống

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh

Sáng nay, 31.3, tại Trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gần 1.500 học sinh đã tham gia buổi giáo dục kỹ năng sống vô cùng bổ ích do giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Qua đó, giúp các em trang bị kiến thức thực tiễn, góp phần định hướng tương lai, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện và khuyến khích tinh thần vượt khó.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa khẳng định sự cùng đồng lòng cùng hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và các chuyên gia, VNA sẽ tiếp tục khẳng định vị thế hãng hàng không hàng đầu khu vực. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Vietnam Airlines vừa tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.

Công chức UBND xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đời sống

Sát hạch để sàng lọc đội ngũ công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến góp ý. So với luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào Nhà nước là an toàn, “tình trạng công chức suốt đời”.

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar
Đời sống

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar

Trước tình hình khẩn cấp tại Myanmar sau thảm hoạ động đất, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cử đoàn sang cứu trợ người dân Myanmar. Hãng hàng không Vietjet dùng hai máy bay A330 và A321 hiện đại tham gia nhiệm vụ đặc biệt chuyên chở đoàn công tác của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam tới Myanmar.

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh
Đời sống

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh

Ngày 30.3, cuốn sách đầu tiên với nội dung toàn bộ về Lan Hài ở Việt Nam đã được ra mắt. Với phiên bản song ngữ, cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh  phối hợp với công ty Sách Liên Việt cho ra đời đã mang lại những hiểu biết mới cho độc giả về loài lan quyến rũ của Việt Nam.