Thêm chính sách để lao động thu nhập thấp được học nghề

Hiện nay, do chưa có văn bản xác định cụ thể người lao động có thu nhập thấp nên các địa phương dù đã được phân bổ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhưng vẫn không thể thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần sớm ban hành tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.

Cần gỡ khó cho công tác giải ngân

Nói về vấn đề này Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 quy định rõ, người lao động có thu nhập thấp là đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề.

Cùng với đó, Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15.8.2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 cũng quy định mức hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động có thu nhập thấp.

the-nao-la-nguoi-lao-dong-da-qua-hoc-nghe-dao-tao-nghe-4918-1506.jpg
Lao động thu nhập thấp cần sớm được đào tạo nghề để nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Ảnh: Giáp Phạm

Trong chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững 2021 - 2025 cũng nêu rất rõ phân bổ tối thiểu 40% tổng số vốn sự nghiệp ngân sách trung ương của Tiểu dự án 1 Dự án 4 cho các địa phương để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng này.

Thông tin thêm về thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 4 thuộc Chương trình giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội cho biết, tổng nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương bố trí cho Tiểu dự án 1 Dự án 4 là 5.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp ngân sách địa phương là 4.500 tỷ đồng và vốn huy động khác là 3.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên hiện nay, đối tượng người lao động có thu nhập thấp chưa có văn bản xác định cụ thể, nên 48 địa phương đã được phân bổ kinh phí từ Chương trình nhưng không thể thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động có thu nhập thấp.

Theo báo cáo của 73 cơ quan bộ, ngành, địa phương, tính đến ngày 30.6.2024, có khoảng 167.980 lượt người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề. Riêng đối tượng người lao động có thu nhập thấp chưa được hỗ trợ triển khai, do chưa có văn bản xác định cụ thể. Vì vậy, theo Bộ LĐTBXH, việc xác định người lao động có thu nhập thấp để có căn cứ, cơ sở thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng này là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, 29 địa phương có văn bản kiến nghị; nhiều địa phương phản ánh, kiến nghị, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định cụ thể về đối tượng người lao động có thu nhập thấp, để các địa phương có căn cứ, cơ sở triển khai thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng này.

Đúng đối tượng, không phát sinh thêm ngân sách

Tại dự thảo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung điểm c1 vào khoản 2 Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, người lao động không thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo được xác định là người lao động có thu nhập thấp khi thuộc hộ gia đình: Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng; khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 3 triệu đồng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2023, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 4,17 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân ở khu vực thành thị là 6,26 triệu đồng/người/tháng. Mức chuẩn thu nhập bình quân đầu người của hộ để làm căn cứ xác định người lao động có thu nhập thấp dự kiến của chính sách chỉ bằng 48-54% mức thu nhập bình quân năm 2023.

Kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2024 của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, thu nhập bình quân đầu người một tháng trong kỳ 9 tháng năm nay ước đạt gần 5,4 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, thành thị đạt gần 6,7 triệu đồng/người/tháng và nông thôn gần 4,7 triệu đồng/người/tháng. So với năm 2023, thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2024 tăng 7,8%, cao hơn mức tăng thu nhập năm 2023 so với 2022 (tăng 6,2%).

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp theo quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 và thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trong khả năng bố trí ngân sách của trung ương và địa phương. Việc này bảo đảm đúng mục tiêu, tiết kiệm hiệu quả theo đúng quy định.

Quy định này sẽ bảo đảm việc hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc Chương trình, mà không làm phát sinh thêm ngân sách đã được phê duyệt. Tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp chỉ áp dụng đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Quy trình rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp áp dụng theo quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025. Cùng với đó, tổ chức rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp và thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề được áp dụng từ năm 2024 cho đến hết năm 2025, thời điểm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 kết thúc, không áp dụng các tiêu chí này để thực hiện hỗ trợ cho các năm từ 2021 đến năm 2023.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tính toán, đề xuất trên nếu được thông qua sẽ góp phần thực hiện mục tiêu hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 1 triệu người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 (bổ sung quy định tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp) dự kiến trình Chính phủ vào quý I.2025.

Đời sống

Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong dân. Ảnh: NPC
Đời sống

PC Lạng Sơn: Nhiều giải pháp bảo đảm cung cấp điện trong dịp cuối năm

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong việc bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy trong dịp lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, PC Lạng Sơn đã chủ động xây dựng nhiều phương án. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai đồng bộ các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng vận hành của hệ thống điện phục vụ Nhân dân.

Các cảng vụ viên Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 hội ý triển khai công việc. Ảnh: BN
Xã hội

Tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm

Để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường thủy do Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I quản lý, thời gian qua cảng vụ đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm… Nhờ đó, tình hình an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn đã tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Cần quản lý tốt các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài (Ảnh: Phạm Giáp)
Đời sống

Xử phạt một số doanh nghiệp vi phạm đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Trong tháng 11.2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành quyết định xử phạt các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lý do xử phạt là do doanh nghiệp ký không đúng mẫu hợp đồng, đóng không đúng thời hạn vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Cây hồ tiêu mang lại thu nhập cao cho bà con tỉnh Quảng Trị
Đời sống

Quảng Trị: Đa dạng hóa sinh kế, tạo động lực giảm nghèo bền vững

Với nhiều giải pháp đồng bộ cũng như sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Trị đã đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề, phát triển sinh kế cho hộ nghèo là người dân tộc thiểu số luôn được các địa phương quan tâm, chú trọng; nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo không chỉ giảm sau từng năm mà tính bền vững cũng được nâng cao đáng kể.

Đổi mới phương thức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
Đời sống

Đổi mới phương thức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ

Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, cùng với việc đổi mới phương thức, cách thức hoạt động, thống nhất quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là “lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”, BHXH tỉnh Đồng Nai cũng chú trọng công tác truyền thông liên tục, kịp thời, đi trước một bước, nhằm tạo sự đồng thuận, nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Cùng TH lan tỏa sắc cam – hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới
Đời sống

Cùng TH lan tỏa sắc cam – hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới

“Tô cam cùng TH – hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” là chiến dịch do Tập đoàn TH và Quỹ Vì tầm vóc Việt phối hợp tổ chức nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” và chiến dịch UNiTE (Đoàn kết) của Liên Hợp Quốc. Chiến dịch diễn ra từ 20.11 – 20.12, tập trung vào chuỗi hoạt động truyền thông, gây quỹ và hỗ trợ sinh kế thiết thực cho phụ nữ tại Hà Giang.

ABBANK, ADB và ERM khởi động dự án xây dựng "Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội" trong nghiệp vụ tài trợ thương mại
Đời sống

ABBANK, ADB và ERM khởi động dự án xây dựng "Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội" trong nghiệp vụ tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức khởi động dự án “Triển khai Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội” (Environmental and Social Management System - ESMS), dành riêng cho nghiệp vụ Tài trợ Thương mại. Đây là một phần trong mục tiêu của ABBANK nhằm thúc đẩy tài chính xanh, phát triển bền vững, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của ngân hàng và các khách hàng doanh nghiệp.

Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu cho phát triển
Xã hội

Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu cho phát triển

Quá trình chuyển đổi xanh đã mở ra rất nhiều triển vọng phát triển, hợp tác cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam cũng như các cơ hội vươn ra thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa đó, chiều 28.11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm “Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu” với sự tham dự của lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp...

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối
Xã hội

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Vào lúc 23h30 ngày 27.11.2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất việc đóng điện giai đoạn 1 của Dự án Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, cung cấp nguồn điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành – công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.