Thế nào là học sinh giỏi?

Thế nào là học sinh giỏi? Cái sự giỏi ngày xưa với bây giờ còn giống nhau hay không?... đó là vấn đề nóng trao đổi trong Hội thảo giáo dục: “Thành tích học tập bậc phổ thông dưới góc nhìn đổi mới tuyển sinh đại học” do Hệ thống Trường Phổ thông liên cấp Edison vừa tổ chức.

Thế nào là học sinh giỏi? -0
Các diễn giả tại hội thảo giáo dục: “Thành tích học tập bậc phổ thông dưới góc nhìn đổi mới tuyển sinh đại học” do Hệ thống Trường Phổ thông liên cấp Edison tổ chức

Kết quả thực chất mới quan trọng

Tại hội thảo, bàn luận về vấn đề thế nào là học sinh giỏi?,PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Thời chúng tôi, danh hiệu học sinh giỏi với tổng số tất cả các môn trên 8,0, trong đó ít nhất môn văn và môn toán trên 8,0, còn môn còn lại có thể là 6,5.

Sau này khi trưởng thành, làm mẹ và làm giảng viên đại học thì tôi đã thay đổi trong quan điểm của mình. Chúng tôi thường trao đổi với sinh viên của mình về chuyện học, không mấy khi hỏi hồi phổ thông em có được giải gì không hay ở đội tuyển nào…

Một trong những câu hỏi đầu tiên chúng tôi hỏi học trò của mình là em muốn trở thành ai trong tương lai. Các bạn ấy sẽ nhân cơ hội giải thích về bản thân mình và trả lời cho tôi biết, bạn thích gì nhất.

Ví dụ có bạn nói rằng em rất thích viết về phim ảnh, tôi sẽ hỏi luôn bộ phim gần nhất em xem là bao giờ? Em thích những diễn viên nào hoặc những đạo diễn nào? Nếu bạn không trả lời được hai câu đó thì tôi biết rằng bạn ấy chưa giỏi, mặc dù bạn nói là bạn rất thích phim đó”.

Thế nào là học sinh giỏi? -0
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền cho rằng, quan điểm về học sinh giỏi không còn là những khái niệm chung chung mà dành cho tất cả mọi người, không chỉ với kết quả bảng điểm hay các giải thưởng nữa mà đây là thuộc về cá nhân, thuộc về bản thân các em. Do đó, định nghĩa học sinh giỏi, không phụ thuộc vào tôi mà phụ thuộc vào người sẽ trả lời, còn tôi là người thẩm định điều đó từ em có tin cậy hay không.

GS. TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, khái niệm học sinh giỏi có nhiều cách tiếp cận thông thường. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thầy cô đều muốn học trò điểm cao và ra đề bài khó dần, khó dần để cố gắng cho các con thi đạt các giải.

Dưới góc nhìn cá nhân, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo chia sẻ: “Một học sinh từ bậc tiểu học cho đến bậc đại học, nếu như người đó có một định hướng hoặc mong muốn theo đuổi điều gì đó thì phải trải qua nhiều cuộc thi. Nói như thế thì cũng hơi đơn độc so với hệ thống chúng ta hiện nay.

Tuy nhiên, hầu hết giáo dục các trường công của chúng ta vẫn nặng về thành tích. Ngay cả các phụ huynh cũng luôn muốn con cứ phải điểm cao và điểm cao thì mới là học tập tốt. Nếu như kết quả đó là thực chất và thực sự các bạn ấy đạt được thì điều đó sẽ quan trọng hơn.

Các bạn hãy nhìn vào thực tế, sau khi tốt nghiệp đại học, ra đời làm việc, nếu một ngày có 8 tiếng làm công việc mà mình không thích thì nó rất khủng khiếp, nhưng nếu công việc mình thích thì thời gian trôi đi rất nhanh".

Thế nào là học sinh giỏi? -0
GS. TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Chia sẻ với học sinh, phụ huynh, GS Thảo nhấn mạnh: Bạn là học sinh nào, dù ở bậc học nào thì nên theo đuổi cái mình thích và sáng tạo vì nó, cuộc sống đa dạng, muôn màu và sẽ trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều. Tôi cũng mong các phụ huynh cũng thay đổi cái nhìn, không nên quá xem trọng trường chuyên, lớp chọn hay là giải nọ giải kia cho học sinh. 

Khái niệm học giỏi phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chí đánh giá

Tại hội thảo, bà Hồ Thu Lê, Đồng sáng lập kiêm CFO Tomochain Lab bày tỏ,bản thân tôi cũng là một sản phẩm của trường chuyên, từ bé đến lớn học trường chuyên, lớp chọn, đi thi đại học rồi cũng chẳng biết mình thích gì. Hồi đó học chuyên Anh cho nên phải thi ngoại thương rồi ra trường đi làm thì mới thấy có những cái mình yêu thích thật và đam mê thật.

Bà Hồ Thu Lê cho rằng, có một thiếu sót từ cả góc độ phụ huynh và hệ thống giáo dục là không có những định hướng cho học sinh. Điều này từ lâu ở các môi trường giáo dục tiên tiến của phương Tây đã thực hiện và hiện giờ đã đưa về Việt Nam. Do đó, việc định hướng  nghề nghiệp cụ thể ngay tại trường cho các em học sinh cấp ba là rất quan trọng.

Dưới góc độ là phụ huynh có một con đang học lớp 12, bà Hồ Thu Lê chia sẻ, bà đã thay đổi rất nhiều, không gây áp lực và bao giờ cũng nói với các con là không quan tâm điểm số. Tuy nhiên, có một điều cơ bản đó là hồ sơ các bạn đẹp thì khả năng các bạn vào được trường bạn thích sẽ tốt hơn. Điều đó có nghĩa là các bạn phải nỗ lực cố gắng tốt nhất trong  năng lực của mình.

Thế nào là học sinh giỏi? -0
Bà Hồ Thu Lê, Đồng sáng lập kiêm CFO Tomochain Lab

Dưới góc độ là nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ, bà Hồ Thu Lê cho biết, khi bắt đầu tuyển dụng nhân sự, tôi thấy nhiều bạn vào làm đã bắt đầu thấy mình học sai ngành. Sau đó, các bạn ý đã chuyển sang học các khóa ngắn về code của FPT và trong quá trình vừa làm lại vừa học, vừa trau dồi.  

“Tôi luôn trao đổi với tất cả các nhân viên trẻ trong công ty là chúng ta phải liên tục học tập, liên tục nâng cấp bản thân mình, ai cũng phải học hết kể từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến các bạn, dù là ở vị trí chưa cao. Quan trọng là các bạn phải biết là chúng ta có khả năng ở lĩnh vực nào.

Bằng cấp lúc này không còn quan trọng, mà bản thân con người bạn là như thế nào? Chúng tôi muốn bạn có khả năng tự học, tự tiến bộ và chúng ta đi lên cùng nhau như một đội ngũ vững chắc thì lúc đó tất cả chúng ta đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển” - bà Hồ Thu Lê chia sẻ.

Bà Lê Tuệ Minh - Chủ tịch Hội đồng Trường, Hệ thống Trường PTLC Edison chia sẻ thêm: “Tôi không phủ nhận câu chuyện học giỏi. Thế nhưng, khái niệm học giỏi phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chí đánh giá, về đích đến của các bạn trong tương lai.

Thời chúng tôi, thi đại học là một kỳ thi riêng. Các bạn ở nhiều tỉnh, thành phải khăn gói quả mướp lên luyện thi mấy tháng rồi ăn chực nằm chờ thi đại học rất khổ sở. Thời đó, mục tiêu là phải vào đại học, không cần biết vào đại học để làm gì vì chọn trường học theo định hướng của gia đình.

Những bạn học chuyên rõ ràng là những bạn xuất sắc; và tỉ lệ thành công ở các bạn này cao hơn so với bình thường. Vì thực tế là bản thân các bạn ấy phải vượt qua rất nhiều vòng tuyển chọn. Tuy nhiên, nếu trước đây chúng ta chỉ đề cao khái niệm trí thông minh về mặt trí tuệ (IQ) thì bây giờ có rất nhiều trí thông minh khác được đưa ra đánh giá, như trí thông minh về mặt cảm xúc (EQ).

Với tất cả những ai đã trải qua nhiều giai đoạn của cuộc sống, đặc biệt là trong quá trình làm việc, hợp tác với nhiều người thì đều thấy EQ quan trọng hơn rất nhiều.

Chúng ta vẫn hay nói đùa “thái độ quan trọng hơn trình độ”. Ngay cả bản thân tôi là một người sáng lập trường học, là người quản lý, điều hành trường và cũng là một nhà tuyển dụng và sử dụng lao động thì tiêu chí tuyển dụng của tôi với điều kiện cần là khả năng chuyên môn và điều kiện đủ chính là thái độ và khả năng hợp tác, trí tuệ cảm xúc”.

Thế nào là học sinh giỏi? -0
Bà Lê Tuệ Minh - Chủ tịch Hội đồng Trường, Hệ thống Trường PTLC Edison

Quay trở lại câu chuyện phổ thông và đại học, bà Lê Tuệ Minh cho biết,dịch bệnh vô hình chung đã đẩy nhanh thêm một chút câu chuyện đổi mới và đa dạng các hình thức tuyển sinh đại học. Kỳ thi 2 trong 1 để xét tốt nghiệp THPT và xét điểm vào đại học không còn là cách thức duy nhất để vào đại học, nó chỉ chiếm 20-30%.

Vậy vì sao tất cả những yếu tố về thị trường việc làm, công việc tương lai về tiêu chí vào đại học lại có tác động tới các bạn học sinh – những người mà khái niệm thị trường việc làm còn rất xa vời?

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện

Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân. Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.