Thế giới 2023: “xung đột” và “liên kết”

Cuộc chiến khốc liệt ở Gaza và cuộc chiến dai dẳng chưa có hồi kết ở Ukraine có lẽ là hai "điểm nóng" nổi bật của các tin tức thời sự trong năm qua. Đằng sau hai "điểm nóng" đó, thế giới chưa bao giờ đối mặt với nhiều cuộc xung đột trải dài trên khắp địa cầu theo bảng chữ cái từ Afghanistan đến tận Yemen.

Cũng trong năm 2023, thế giới chứng kiến xu hướng liên kết, hợp tác rõ nét và ngày càng mang tính tất yếu trong một thế giới đầy biến động khi cục diện địa chính trị thế giới đang tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng đa cực, đa trung tâm với bước mở rộng mạnh mẽ của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế.

Cuộc chiến khốc liệt ở Gaza

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas bắt đầu vào ngày 7.10, khi các chiến binh của phong trào Hồi giáo tràn qua biên giới Gaza vào Israel, tấn công một buổi hòa nhạc, các căn cứ quân sự và dân thường khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ hơn 200 người khác làm con tin. Vụ tấn công đã khiến người dân và Chính phủ Do Thái vốn luôn tin tưởng vào bức tường biên giới, quân đội và công nghệ tiên tiến của mình choáng váng.

Hỏa lực Israel tấn công dải Gaza - AFP
Hỏa lực Israel tấn công dải Gaza. Nguồn: AFP

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người vốn đang quay cuồng sau nhiều tháng đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối kế hoạch cải cách tư pháp, đã phát động một chiến dịch không kích trả đũa quy mô lớn. Quân đội Israel, lần đầu tiên sau nhiều năm, tiến vào Dải Gaza. Cuộc tấn công đã khiến ít nhất 18.700 người thiệt mạng ở Dải Gaza, nơi hơn 2 triệu cư dân cũng phải đối mặt với cuộc bao vây của Israel nhằm ngăn chặn phần lớn các chuyến hàng thực phẩm, nhiên liệu, nước và thuốc men.

Hai bên đã đồng ý ngừng bắn tạm thời và trao đổi con tin vào cuối tháng 11, nhưng sau ba lần gia hạn thỏa thuận, các cuộc đàm phán đã đổ vỡ và hai bên tiếp tục giao tranh.

Tình trạng thảm khốc của người dân nơi đây đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp thế giới, nhiều người đồng cảm với người dân Palestine sau nhiều năm bế tắc trong tiến trình xây dựng nhà nước của riêng mình.

Cuộc chiến dai dẳng ở Ukraine

Diễn biến bất ngờ và mức độ thảm khốc của cuộc chiến Israel - Hamas đã làm lu mờ cuộc chiến của Nga với Ukraine vào cuối năm 2023 nhưng cho đến nay, cuộc chiến vẫn diễn biến dai dẳng không có lối thoát.

Đầu năm 2023, Ukraine từng hy vọng có thể phá vỡ sự kiểm soát của Nga ở miền Đông Ukraine và có thể cả Crimea. Cuộc phản công đã bắt đầu vào đầu tháng 6. Mặc dù gây tổn thất nặng nề cho quân Nga, nhưng chiến tuyến hầu như không có đột phá. Vào đầu tháng 11, tướng hàng đầu của Ukraine đã mô tả cuộc giao tranh là một “bế tắc” và thừa nhận rằng “rất có thể sẽ không có đột phá sâu sắc và đáng kể nào”. Quả thực, như vị tướng đã nói, Nga đã giành được nhiều lãnh thổ hơn trong suốt năm qua so với Ukraine.

Các cuộc đối thoại ngoại giao nhanh chóng chuyển sang vấn đề liệu Ukraine có thể duy trì, chứ chưa nói đến chiến thắng, một cuộc chiến tranh tiêu hao dường như có lợi cho Nga do nền kinh tế và dân số lớn hơn đáng kể của nước này. Mặc dù chịu tổn thất khủng khiếp, Nga đã tăng gấp đôi số quân ở Ukraine vào mùa thu năm 2023 so với thời điểm bắt đầu cuộc chiến. Liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có đồng ý ngừng giao tranh hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ. Nhà lãnh đạo Nga có thể tin rằng, thời gian đang đứng về phía mình, đặc biệt nếu cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới có thể đưa đến những thay đổi đáng kể trong lập trường của Washington, chưa kể những nhà lập pháp ở đồi Capitol cũng đang tỏ ra mệt mỏi về vấn đề viện trợ cho Ukraine.

Nội chiến, đảo chính ở châu Phi

Sudan - một quốc gia Đông Phi rộng lớn đã trở nên hỗn loạn sau cuộc nội chiến nổ ra vào tháng 4 giữa giữa lực lượng quân đội do Tướng Abdel Fattah Burhan chỉ huy và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RFS), nhóm bán quân sự đầy quyền lực ở nước này; cuộc giao tranh cho đến nay đã khiến hơn 9.000 người thiệt mạng.

Tổng thống Ấn Độ, nước giữ chức Chủ tịch G20 chúc mừng Chủ tịch AU sau lễ kết nạp. Ảnh: AP
Tổng thống Ấn Độ, nước giữ chức Chủ tịch G20 chúc mừng Chủ tịch AU sau lễ kết nạp. Ảnh: AP

Trong khi đó, làn sóng đảo chính quân sự lan rộng khắp châu Phi trong những năm gần đây vẫn tiếp tục diễn ra; tại Niger, thuộc địa cũ của Pháp và là nhà xuất khẩu uranium quan trọng, binh lính đã lật đổ tổng thống được bầu cử dân chủ của nước này vào tháng 7. Một tháng sau, quân đội cũng tiến hành tương tự một cuộc đảo chính ở Gabon lật đổ tổng thống cầm quyền lâu năm của nước này.

Cuộc chiến ma túy ở Mỹ Latin

Bạo lực do các băng đảng ma túy đã hoành hành khắp các vùng của Mexico khi các băng đảng tranh giành lãnh thổ và các tuyến đường cung cấp vào Hoa Kỳ. Không chỉ giới hạn ở đó, bạo lực đã gia tăng ở các quốc gia Trung Mỹ khác, như Honduras và thậm chí ở Costa Rica, quốc gia từng một thời hòa bình, hiện được cho là một điểm kho bãi và trung chuyển ma túy lớn hướng tới châu Âu.

Bế tắc quân sự ở nhiều nơi

Tại quốc gia Đông Nam Á Myanmar, một cuộc nội chiến đang diễn ra giữa phe nổi dậy và quân đội kể từ khi cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của Aung San Suu Kyi.

Afghanistan, hai năm sau khi Taliban trở lại nắm quyền kiểm soát đang phải đối mặt với các cuộc tấn công từ một nhánh của nhóm Nhà nước Hồi giáo.

Và tại Yemen, lực lượng quân Houthi đang đẩy mạnh các cuộc tấn công trở lại trong những tuần gần đây, đặc biệt nhằm vào biển Đỏ và các tàu thuyền neo đậu ở Israel.

Xu hướng liên kết, mở rộng của các tổ chức

Trong khi xung đột nóng trên thế giới trở nên nghiêm trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhân loại cũng đang chứng kiến xu hướng đa cực, đa trung tâm với các tổ chức không ngừng thúc đẩy tiến trình liên kết và mở rộng.

Tại hội nghị cấp cao lần thứ 42 ở Indonesia vào tháng 5, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua lộ trình kết nạp Timor Leste làm thành viên chính thức. Điều này được đánh giá là sẽ giúp tiếp tục củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.

Hai tháng sau, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) chính thức kết nạp Iran và khởi động thủ tục gia nhập cho Belarus.

Tháng 8, Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) ghi một dấu mốc quan trọng với việc nhất trí mời 6 quốc gia Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) gia nhập từ năm 2024. Giới chuyên gia nhìn nhận việc BRICS kết nạp thêm nhiều thành viên ở Nam bán cầu sẽ góp phần tạo nên những ảnh hưởng lớn trong nỗ lực cân bằng trật tự thế giới.

Tương tự, vào tháng 8, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã mở rộng đáng kể quy mô khi trao tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU) - khu vực với 55 nước thành viên, dân số khoảng 1,4 tỷ người và có GDP 3.000 tỷ USD. Điều này không chỉ giúp G20 mạnh mẽ hơn mà còn giúp “Lục địa Đen” có tiếng nói trọng lượng hơn đối với các vấn đề toàn cầu. Chủ tịch Ủy ban AU Moussa Faki Mahamat nhấn mạnh quyết định này tạo điều kiện để AU đóng góp hiệu quả hơn trong việc giúp thế giới giải quyết các thách thức chung.

Thách thức an ninh càng thúc đẩy xu hướng liên kết

Có thể thấy, việc nhiều tổ chức khu vực và quốc tế đồng loạt mở rộng, kết nạp thêm thành viên phản ánh những thay đổi sâu sắc, toàn diện của cục diện thế giới và khu vực. Thế giới biến chuyển không ngừng đã và đang làm lộ rõ các thách thức và rủi ro đối với môi trường an ninh toàn cầu, từ các điểm “nóng” xung đột đến dịch bệnh, biến đổi khí hậu… Đặc biệt, tính chất phức tạp và hậu quả khôn lường của các thách thức an ninh phi truyền thống, từ an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh khí hậu, an ninh năng lượng tới an ninh tiền tệ, an ninh công nghệ..., đang tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại, phát triển chung của toàn nhân loại.

Điều chắc chắn không một quốc gia đơn lẻ nào có đủ sức mạnh và nguồn lực để có thể một mình giải quyết những thách thức lớn như vậy. Chính Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã thừa nhận: “Thế giới đang đứng trước bước ngoặt lịch sử, trong đó không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được các vấn đề của thế giới đương đại”. Vì thế, việc liên kết, hợp tác, cùng thiết lập một không gian rộng và đa dạng hơn để có thể hoạch định các chính sách, cùng hành động, cùng ứng phó với các thách thức và cùng phát triển… trở thành yêu cầu cấp thiết.

Bên cạnh đó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đã và đang đẩy mạnh quá trình hợp tác, liên kết, giúp hình thành nên nhiều trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới không chỉ gói gọn ở phương Tây như trước mà lan ra toàn thế giới. Quá trình dịch chuyển kinh tế từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, với sự nổi lên của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đang tạo nên những “trung tâm quyền lực” mới.

Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).