The Economist, nổi tiếng từ sự khuyết danh

Khánh Vân 01/10/2015 08:15

Tuần báo nổi tiếng của Anh, The Economist, là một trong những tờ báo được đón đọc nhiều nhất thế giới. Đặc điểm nổi bật của tờ báo này là dưới tất cả bài viết đều không đăng tên tác giả, và ít ai biết rằng chính sách “khuyết danh” này có ngay từ thời tờ báo ra đời, năm 1843.

Người ta có thể đưa ra quan điểm của mình mà không cần tiết lộ danh tính không? Thông thường thì không ai làm như vậy. Thế nhưng đó lại là những gì The Economist làm hằng tuần. Tờ tạp chí của nước Anh dù mới được gia đình người Italy Aghelli mua lại phần lớn cổ phần sẽ vẫn giữ nguyên chính sách xuất bản khuyết danh của mình nhằm ca ngợi sự tự do tuyệt đối của thị trường cũng như của con người.

Tháng 9.2013 bài báo Tại sao các nhà báo của The Economist lại là những người vô danh? được ký tên “????” đã lý giải vì sao có chính sách không đăng tên tác giả của tờ báo này. Chính sách này có từ năm 1843 khi một thương gia đảo Ecosse James Wilson tạo ra tờ báo góp phần vào “cuộc đấu tranh khắc nghiệt giữa trí thông minh và sự dốt nát làm cản trở tiến bộ”. Và vì là người duy nhất viết bài cho tờ báo này nên ông không ký tên mình. Tác giả ???? còn nói thêm rằng, chính sách khuyết danh này cho phép nhiều cây bút có thể bàn thảo với nhau, bởi “các nhà báo thường hợp tác với nhau và các bài báo là kết quả của một nhóm mang tên The Economist chứ không phải của một tác giả duy nhất”. Chỉ duy nhất Tổng biên tập tờ báo được phép ký tên dưới bài viết của mình trước khi rời nhiệm vụ này.

Nhiều người cho rằng việc không được ký tên có thể sẽ khiến nhiều cây bút tức tối, vì theo tâm lý chung, họ thường rất hài lòng với những bài viết của mình và muốn được công bố rộng rãi chúng. Chính sách này trên thực tế đã chịu không ít chỉ trích, trong đó một số chỉ trích nhắm tới kiểu cẩu thả tán thành một số định kiến (vốn được giới doanh nhân ưa chuộng trước đó) và không dám thừa nhận việc này. Năm 1991, trên tờ Washington Post, nhà báo kiêm nhà văn Micheal Lewis thậm chí đã phân tích nguyên nhân thành công của tạp chí The Economist tại Mỹ và cho rằng việc không ký tên tác giả nhằm che giấu sự bất tài của Ban biên tập. “Tờ tạp chí được viết bởi những người non trẻ tự nhận mình đã lớn… Giá mà độc giả Mỹ có thể tận mắt nhìn thấy những làn da còn nổi đầy mụn trứng cá của các nhà báo này thì họ sẽ đồng loạt cắt đơn đặt hàng ngay”.

Tuy nhiên, kể từ khi các mạng xã hội như Twitter hay Facebook trở nên phổ biến, các nhà báo thường mô tả khá kỹ các công việc viết lách và chủ đề họ quan tâm trên tài khoản của mình, qua đó độc giả có thể đoán được họ viết bài nào. Trên các trang blog của The Economist, các bài viết cũng chỉ được ký tên viết tắt. Hoặc trong mục thông tin chung của tờ báo, một số chi tiết được công bố như nhà báo học ngành gì hay nói tiếng gì...

Với việc đổi chủ đang diễn ra hiện nay, The Economist sắp bước vào giai đoạn mới, giai đoạn chuyển đổi sang kỹ thuật số. Nhưng một số đặc điểm độc đáo của tờ tạp chí nổi tiếng này vẫn được giữ nguyên như sau, các tên riêng HSBC hay BNP đều có chú thích ngân hàng đi kèm, hoặc nguyên tắc giúp độc giả làm chủ khái niệm “bàn tay vô hình” và các bản báo giấy hoàn toàn khuyết danh.

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        The Economist, nổi tiếng từ sự khuyết danh
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO