Thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội

Với kinh nghiệm 10 năm làm nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân, doanh nghiệp chưa bao giờ thấy sự ủng hộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và người dân đối với chính sách về nhà ở xã hội NƠXH rõ nét như lúc này. Nhiều luật như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai và các nghị định được ban hành nhanh và đồng bộ. Tinh thần, thể chế đó chính là sự ủng hộ cực kỳ lớn cho các doanh nghiệp làm NƠXH.

TBT-a2.jpg
Quang cảnh tọa dàm. Ảnh: Quang Khánh

Đây là nhấn mạnh của ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân tại tọa đàm “Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 12.9, tại Hà Nội.

Tháo gỡ nhiều nút thắt

Thực tế cho thấy, nhu cầu về NƠXH hiện đang rất lớn, tuy nhiên, việc phát triển loại hình nhà ở này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có các vướng mắc từ các quy định pháp luật. Tuy nhiên, với những quy định mới của các Luật Nhà ở, Luật Đất đai và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã cơ bản tháo gỡ những nút thắt vướng mắc này.

quang-hung.jpg

Ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Đề cập đến vấn đề này, ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, Nghị định số 100/2024/NĐ-CP đã dành một chương quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến các giai đoạn đầu tư của dự án NƠXH, hướng dẫn các bước tương đối chi tiết, từ xây dựng, đề xuất chủ trương cho đến phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư cho đến giai đoạn kết thúc...

“Đây là lần đầu tiên chúng ta có hướng dẫn một trình tự, thủ tục chi tiết như thế”, ông Hưng nói.

Việc quy định cụ thể trình tự này sẽ khắc phục tình trạng mỗi địa phương thực hiện theo một trình tự, thủ tục khác nhau.

Không chỉ hướng dẫn các bước thực hiện từ đầu cho đến kết thúc một dự án NƠXH, Nghị định 100/2024/NĐ-CP còn giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình thực hiện xây dựng, lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng… phải dành đủ quỹ đất để phát triển NƠXH theo nhu cầu. Tức là nhu cầu này được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở nói chung và do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, nghị định cũng hướng dẫn về trách nhiệm dành quỹ đất để phát triển NƠXH của các chủ đầu tư chuyên đầu tư dự án nhà ở thương mại. Đồng thời, quy định hướng dẫn các mẫu giấy tờ để chứng minh đối tượng và điều kiện để được hưởng chính sách về nhà ở.

Nghị định cũng quy định rút gọn được thủ tục hành chính. Đó là trong trường hợp dự án NƠXH thực hiện đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư mà trong quá trình đấu thầu có sử dụng chỉ tiêu về giá bán, thì sau này chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục thẩm định nữa. “Về chính sách, chúng tôi đánh giá thủ tục hành chính lần này được rút gọn khá nhiều, rút gọn về điều kiện, về trình tự, thủ tục”, ông Hưng nhấn mạnh.

Tien-cuong'.jpg

Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Hoàng Văn Cường phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Đánh giá về những tháo gỡ vướng mắc liên quan đến NƠXH, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Hoàng Văn Cường cho rằng, tiếp cận đất đai, quỹ để phát triển NƠXH trước đây quy định cứng nhưng hiện nay đã quy định linh hoạt hơn. Việc tháo gỡ như thế thì nguồn lực, điều kiện tiếp cận, cơ hội phát triển NƠXH được mở ra, các dự án NƠXH sẽ tiếp cận nhanh hơn với các chính sách”, ông Cường kỳ vọng.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp đã từng làm nhiều dự án NƠXH, và là một trong 10 doanh nghiệp đã đăng ký tham gia 1 triệu căn NƠXH cùng các doanh nghiệp lớn như: Vingroup, Sungroup, Hưng Thịnh… ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, chưa bao giờ thấy sự ủng hộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, UBND các cấp, kể cả người dân đối với chính sách về NƠXH rõ nét như lúc này. Sau khi Luật Nhà ở và Nghị định 100/2024/NĐ-CP ra đời, với doanh nghiệp, các vấn đề rào cản về thủ tục, pháp lý, cơ chế chính sách, đất đai, thủ tục hành chính, nguồn vốn và đối tượng khách hàng đã được tháo gỡ, đã tạo sức bật lớn. “Đó là điều kiện đủ để thực hiện chương trình đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030”, ông Trương Anh Tuấn tin tưởng.

Cần cơ chế, chính sách dài hạn hơn

Bên cạnh việc tháo gỡ nút thắt về thủ tục, thì vấn đề nguồn tín dụng để phát triển NƠXH cũng đã được tháo gỡ. Đây cũng là một trong những thuận lợi đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này cũng như tạo thuận lợi cho các đối tượng tiếp cận với NƠXH.

van-tuan.jpg

Ông Lê Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Là một trong 4 ngân hàng thương mại tham gia vào lĩnh vực này, ông Lê Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho biết, khi có gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, Agribank đã triển khai ngay trong toàn hệ thống. Trong các nghị quyết đầu năm 2024, các văn bản chỉ đạo chung thì Agribank luôn đặt mục tiêu giành ưu tiên giành nguồn vốn tập trung NƠXH; ưu tiên tháo gỡ cho thị trường nói chung và NƠXH nói riêng, triển khai chỉ đạo nguồn vốn tiếp cận dự án theo công bố UBND tỉnh. Đến tháng 8.2024, Agribank hiện đang là ngân hàng tiên phong dẫn đầu triển khai dự án; đã phê duyệt 13 dự án với tổng mức phê duyệt trên 3.000 tỷ đồng. Tới đây, có 5 dự án sẽ triển khai với tổng mức cho vay 1.500 tỷ đồng; đồng thời có 12 dự án tiếp theo đang tiếp cận với 5.200 tỷ đồng. Vậy tổng mức phê duyệt trong 2024 - 2025 có thể lên đến 10.000 tỷ đồng.

Duc-Hieu.jpg

Chúng ta quy định tốt rồi, nhưng thực thi không tốt, thì ý nghĩa, giá trị, mục tiêu của quy định sẽ không đạt được. Chúng ta chủ động bố trí quỹ đất đưa vào quy hoạch, nhưng nếu không làm quy hoạch thực chất vì mục tiêu xã hội, đặt mình vào ví trí của người dân, doanh nghiệp, quy hoạch quỹ đất vào những vị trí không thuận lợi thì quy hoạch ấy không đạt được mục tiêu.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu

Với tháo gỡ pháp lý như Nghị định 100, thì năm 2025 sẽ đạt được và hoàn thành sớm hơn gói 30.000 tỷ đồng. Trường hợp giải ngân gói 30.000 tỷ đồng hết, Agribank sẵn sàng cung ứng thêm vốn, tăng gói để hỗ trợ, ông Tuấn nói.

Để phát triển NƠXH, Chỉ thị 34-CT/TW nêu rõ: nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển nhà ở xã hội, hoặc mô hình định chế tài chính phù hợp để phát triển NƠXH dài hạn, bền vững. Ông Hoàng Văn Cường cho rằng, quỹ đầu tư phát triển bất động sản rất nhiều, trong đó có quỹ nhằm thu lợi nhuận. Do đó, phải phát triển đa dạng thị trường vốn cho thị trường bất động sản, vốn để đầu tư cho phát triển NƠXH phải là quỹ riêng và phải có nguồn cho phát triển quỹ này. “Quỹ này là cần thiết, được hưởng chính sách ưu đãi, thời hạn cho vay phải dài, lãi suất rất thấp”, ông Cường nêu quan điểm.

Đồng quan điểm này, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân đề nghị, cần một chính sách lớn hơn từ Quốc hội, Chính phủ thì doanh nghiệp mới có khả năng làm NƠXH được. Về nguồn vốn, doanh nghiệp không thể nào vay 3 năm để cho thuê được vì đã là cho thuê thì ít nhất phải 5 năm, lãi suất cho thuê phải dương hơn so với tiền cho thuê của NƠXH, nhà ở công nhân. Hiện nay các doanh nghiệp, trong đó có Địa ốc Hoàng Quân đang phát triển thị trường vốn thông qua 1 kênh là kênh chứng khoán thì mới làm được, ông Tuấn chia sẻ.

Có thể thấy, thể chế, chính sách đã “mở”, tạo thuận lợi cho các đối tượng tiếp cận dễ dàng hơn với NƠXH. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện, các đối tượng thụ hưởng chính sách vẫn gặp khó khi tiếp cận với chính sách phát triển NƠXH. Từ thực tế triển khai, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, với lãi suất với NƠXH như hiện nay, người dân chấp nhận được. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng đề nghị, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, kiểm tra, bởi bản thân doanh nghiệp rất khó để tiếp cận. Chính sách đã rất tốt, nhưng cần làm sao để doanh nghiệp tiếp cận mới là vấn đề, ông Tuấn nói.

Xã hội

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025
Xã hội

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025. Theo đó, sẽ có 15 hạng giấy phép lái xe gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E và D2E.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Ngành dân số sắp có logo mới
Đời sống

Ngành dân số sắp có logo mới

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải cuộc thi và góp ý về việc sử dụng mẫu logo mới cho ngành dân số trong tình hình mới.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Buôn Ma Thuột. Chứng kiến Buôn Ma Thuột đổi thay từng ngày, vươn lên thành đô thị hiện đại, đời sống người dân được nâng lên là niềm vui chung của cả Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân nơi đây. 

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong thời gian tới, theo các chuyên gia, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số, nhất là nâng cao chất lượng dân số, vì mục tiêu sức khỏe, hạnh phúc của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.