Thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đây là mái trường Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng theo học suốt 6 năm - từ năm 1957 đến năm 1963.

Sáng 25.7, Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) đã thực hiện lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng kính trọng và tiếc thương vô hạn.

Đây là mái trường Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng theo học suốt 6 năm - từ năm 1957 đến năm 1963. Trong quá trình theo học tại trường, Tổng Bí thư từng làm lớp trưởng và bí thư chi đoàn. Trong phòng truyền thống của nhà trường còn lưu giữ rất nhiều kỷ niệm, khoảnh khắc đáng nhớ của Tổng Bí thư.

Sáng 25.7, sau lễ chào cờ, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã thực hiện nghi thức treo cờ rủ để tỏ lòng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Buổi lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều diễn ra trang nghiêm, thành kính 

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều - thầy Lê Trung Kiên đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời cống hiến cho dân tộc.

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sống một cuộc đời vì nước, vì dân vô cùng cao đẹp, như "một ngôi sao sáng, một ngọn lửa không bao giờ tắt".

Thầy Lê Trung Kiên chia sẻ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là người chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhân hậu, trọng dân. Đồng chí đã dành trọn cuộc đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đồng chí là nhà lãnh đạo có tư duy khoa học biện chứng, thực tiễn phong phú, có lối sống giản dị, gần gũi, thân tình. Đồng chí mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn của Đảng ta, nhân dân ta.

"Trường Nguyễn Gia Thiều mất đi một cựu học sinh ưu tú xuất sắc, một nhân cách lớn trong đạo nghĩa tình thầy trò. Để noi gương đồng chí Tổng Bí thư, tôi đề nghị mỗi nhà giáo, cán bộ, nhân viên và học sinh của trường hãy biến những lời cặn dặn, chỉ đạo của Tổng Bí thư làm kim chỉ nam trong xây dựng sự nghiệp giáo dục, tích cực đổi mới từng bài học chất lượng hơn, hiệu quả hơn; rèn luyện phẩm chất, đạo đức theo gương của đồng chí Tổng Bí thư - cựu học sinh trường Nguyễn Gia Thiều niên khoá 1957 - 1963…”, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều nhấn mạnh.

Thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Thầy và trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tại lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Buổi lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã diễn ra trang nghiêm, thành kính mà đầy xúc động, nghẹn ngào.

Theo thầy Đặng Đình Đại, nguyên là Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã học 3 năm cấp 2 (1957-1960) và 3 năm cấp 3 (1960-1963) tại trường Nguyễn Gia Thiều. Từ nhà Tổng Bí thư đến trường rất xa và chỉ có thể đi bộ từ thôn Lại Đà đến bến đò Đồng Trù để sang Bắc Cầu, Ngọc Thụy, Gia Lâm, rồi lại đi bộ theo đê sông Hồng để vào thị trấn Gia Lâm tới trường Nguyễn Gia Thiều.

Đường xa nên ông và các bạn đã trọ học tại nhà dân quanh khu vực trường để thêm thời gian học. Những năm đó, đời sống nhân dân rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là vùng nông thôn, vì thế cuộc sống của học sinh trọ học lại càng vất vả.

Trong hoàn cảnh như vậy nhưng ông vẫn vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập và được tập thể tín nhiệm bầu làm lớp trưởng rồi bí thư chi đoàn.

"Thầy giáo Lê Đức Giảng chủ nhiệm lớp 9B khi trò chuyện với tôi đã nói, anh Trọng khi đi học đã là người học sinh gương mẫu trong học tập cũng như trong công tác lớp, chi đoàn và được bạn bè yêu mến. Anh Trọng là người học trò đã để lại cho tôi những ấn tượng rất đẹp về lứa học sinh đầu tiên của trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều", thầy Đặng Đình Đại kể.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng
Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng

Ở cấp tiểu học, Bộ GD-ĐT quy định, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 5 tầng, tăng 2 tầng so với quy định cũ. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học cao không quá 5 tầng, tăng 1 tầng so với quy định cũ.

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An
Giáo dục

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An

Trong hai ngày 20 - 21.12, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện nghiên cứu LCOMS, Trường Đại học Lorraine, CH Pháp đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính - International Conference on Applied Mathematics and Computer Science (ICAMCS 2024).

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu
Giáo dục

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu

Sáng ngày 20.12, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức “Hội thảo quốc tế công nghệ sinh học và ứng dụng”. Hội nghị tập trung vào các chủ đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành trong công nghệ sinh học ứng dụng, đóng góp học thuật và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.

Chú trọng lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo
Giáo dục

Chú trọng lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo

Sáng 18.12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Nhiều ý kiến khẳng định, việc lồng ghép nội dung văn hóa vào giảng dạy và ngoại khóa là yếu tố then chốt để xây dựng môi trường học đường lành mạnh, giàu bản sắc.