Thầy Nguyễn Xuân Khang nhận nuôi 22 học sinh Làng Nủ đến khi trưởng thành

Thầy Nguyễn Xuân Khang tâm sự, giờ ông là người "ham sống" nhất, sống để thấy tất cả các con trưởng thành. Nhưng dù sau này ông phải đi xa thì gia đình ông và trường Marie Curie vẫn sẽ tiếp tục chăm sóc các con chu đáo theo nguyện vọng của ông.

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie (Hà Nội) chia sẻ về "Dự án Làng Nủ" vừa chính thức được thực hiện.

Danh sách 22 học sinh Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), từ mầm non tới lớp 12, còn sống sót sau trận lũ quét rạng sáng 10.9 đã được trường Marie Curie lập ra; sau khi nhóm cán bộ của trường đến Làng Nủ thăm hỏi, khảo sát, lập danh sách các em thoát nạn để kịp thời lên kế hoạch chăm sóc.

Trong danh sách có 12 bé gái, 10 bé trai; bé nhỏ nhất mới 3 tuổi, lớn nhất 17 tuổi. Trong những hoàn cảnh này, có em mất cả bố mẹ, người thân; có em mất bố, hoặc mẹ, hoặc anh chị em ruột.

Sau khi có danh sách đầy đủ, cụ thể và chính xác thông tin cần thiết, thầy Khang chính thức nhận "nuôi" các em từ nay đến hết 18 tuổi, bằng cách mỗi tháng gửi cho mỗi em 3 triệu đồng để ăn học. Ước tính, số tiền hỗ trợ cơ bản của thầy Khang tới các em khoảng 5,6 tỷ đồng, chưa tính các chi phí phát sinh.

meo-vac-6-1708487677799-5506.jpg
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie (Hà Nội)

“Ngoài ra, trong quá trình phát triển, các con cần thêm gì, ông sẽ lo được”, thầy Khang nói và cho biết thêm, sau 15 năm nữa, tức phải đến năm 2039 dự án mới kết thúc, vì đó là thời điểm em bé nhỏ nhất trong danh sách tròn 18 tuổi, còn thầy bước vào tuổi 90.

“Ông nội” Khang của 22 em bé Làng Nủ chia sẻ, giờ ông là người "ham sống" nhất, sống để thấy tất cả các con trưởng thành. Nhưng dù sau này ông phải đi xa thì gia đình ông và trường Marie Curie vẫn sẽ tiếp tục chăm sóc các con chu đáo theo nguyện vọng của ông.

“Ông đủ lực để chăm sóc các con cho đến khi tất cả trưởng thành”, thầy Khang bày tỏ.

461936193-929786949182157-7302449806303357487-n-9714.jpg
461948696-929786582515527-8051818966016428667-n-4630.jpg
Các học sinh Làng Nủ đón nhận những chia sẻ, động viên từ các bạn ở trường Marie Curie

Đây không phải lần đầu tiên thầy Nguyễn Xuân Khang quyết định hỗ trợ học sinh vùng cao. Trước đó, trăn trở với tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh của huyện Mèo Vạc (Hà Giang), thầy Khang đã quyết định cấp học bổng đào tạo 30 sinh viên ngôn ngữ Anh là người địa phương theo hình thức “cử tuyển” và “xã hội hóa”, sau khi tốt nghiệp trở về giảng dạy tại quê hương.

Với dự án này, Trường Marie Curie cấp học bổng tối thiểu 5 triệu/tháng/sinh viên trong 4 năm, bắt đầu từ tháng 12.2023. Dự án sẽ “nuôi” 30 sinh viên, dự tính kinh phí lên tới 6 tỷ - 12 tỷ đồng.

Nhắn nhủ tới các sinh viên Mèo Vạc, thầy Khang từng tâm sự đầy xúc động: “Nếu các con đồng ý, gia đình các con đồng ý, thầy Khang xin nhận các con là con của mình. Thầy sẽ cung cấp tiền ăn, ở, học tập cho các con. Sau khi học xong, các con sẽ trở về quê hương giảng dạy. Chúc các con học tốt, xứng đáng với niềm tin yêu của gia đình, thầy cô và của chính thầy”.

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.