Thầy Hiệu trưởng viết thư ngỏ xin đổi quà 20.11 thành tập vở, sữa tặng học sinh

Bức thư ngỏ xin không nhận hoa dịp 20.11, mà đổi thành vở, sữa tặng học sinh của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) Lê Hồng Thái đã khiến nhiều người xúc động. 

Ngày 12.11, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) Lê Hồng Thái đã viết thư ngỏ gửi đến phụ huynh học sinh và mạnh thường quân, đối tác về việc không nhận hoa, quà ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Trong thư, thầy Hiệu trưởng viết, hằng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam, Nhà trường nhận được rất nhiều lẵng hoa chúc mừng. Tuy nhiên, số hoa này chỉ dùng vài ngày thì bỏ, rất phí.

Năm nay, do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, qua thư ngỏ này, Nhà trường kính mong quý mạnh thường quân, quý doanh nghiệp, tổ chức thay vì tặng hoa thì xin đổi hình thức bằng cách tặng tập vở, sữa và trang thiết bị thể dục thể thao để khen thưởng cho các em học sinh.

thu-ngo-phan-v-tri-173141371218361574316.jpg
Thư ngỏ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường Tiểu học Phan Văn Trị (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị Lê Hồng Thái cho biết, nhân dịp 20.11, Nhà trường tổ chức chuỗi hoạt động thi đấu thể dục thể thao; trang trí nón lá; Hội thi Kể chuyện sách có minh họa,... để khuyến khích học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.

photo1731434260561-1731434260636540568867.jpg
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) Lê Hồng Thái (Ảnh: FBNT)

"Các hoạt động này thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh tham gia. Nhiều em đăng ký thi đấu thể thao tận 4-5 môn, chưa kể mất thời gian tập văn nghệ đến mấy tuần liền. Nhưng sau đó, học sinh chỉ được nhận giấy khen và Huy chương", Thầy Lê Hồng Thái tâm sự.

Về các lẵng hoa, tình cảm mà đối tác gửi tặng, Trường Tiểu học Phan Văn Trị vô cùng trân quý. Nhưng hoa rồi cũng phai tàn, phải bỏ đi, rất lãng phí trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Do đó, thông qua thư ngỏ, Nhà trường mong muốn quy đổi hoa, quà được tặng ngày 20.11 thành sữa, tập vở, trang thiết bị thể dục thể thao làm phần thưởng cho sự nỗ lực của học sinh. Đây là sự động viên tinh thần to lớn, tạo điều kiện để các em tự tin tham gia các sân chơi bổ ích, phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực.

"Mọi đóng góp, dù nhỏ hay lớn của các mạnh thường quân, đối tác đều là nguồn động lực cho giáo viên, học sinh của trường phát triển tri thức và nhân cách. Việc quy đổi này vừa mang ý nghĩa giáo dục tiết kiệm, vừa động viên học sinh và hướng tới việc xây dựng trường học hạnh phúc", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị bày tỏ.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.