Thầy Hiệu trưởng kể chuyện tuổi thơ gian khó, nhắn nhủ sinh viên “có thể vượt qua nghịch cảnh nếu quyết tâm”

"Thầy muốn kể câu chuyện về cuộc đời mình để nhắn nhủ tới các em rằng, con người trong mọi hoàn cảnh phải có ý chí, phải dám vươn lên thì không có gì là không thể. Con người có thể vượt qua nghịch cảnh nếu chúng ta quyết tâm”, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói.

Tối 16.4, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Ngày hội học sinh, sinh viên các dân tộc Việt Nam và trao hỗ trợ từ Quỹ Đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn đang theo học tại nhà trường.

“Có người tìm cách để ra đi, còn các em ra đi để trở về"

Tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những chia sẻ đầy xúc động tới các em sinh viên - những người đang khao khát cháy bỏng được làm những điều tốt đẹp. Theo thầy Minh, các em dù mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng đều đã vươn lên từ nội lực của chính mình, dám vượt qua số phận và dám tự định đoạt số phận của mình.

Nhiều em đến từ các bản làng rất xa xôi và hẻo lánh, với điều kiện vô cùng khó khăn. Các em đã làm được những điều tưởng chừng không thể, để có mặt ở đây hôm nay, với mong muốn ngày mai sẽ làm được việc tốt đẹp hơn.

Thầy Hiệu trưởng xúc động kể chuyện tuổi thơ gian khó, nhắn nhủ sinh viên “có thể vượt qua nghịch cảnh nếu quyết tâm” -0
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Ảnh: Xuân Quý)

“Có người tìm cách để ra đi, còn các em ra đi để trở về, để làm điều gì đó có ý nghĩa cho quê hương, cho làng bản. 16 sinh viên được nhận hỗ trợ từ Quỹ Đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hôm nay đều bày tỏ mong muốn, cam kết trở về quê hương với một tình cảm sâu nặng. Có em đã ướt nước mắt khi nói về khát khao sâu thẳm: có thể góp phần thay đổi nơi các em đang sống. Nhà trường cũng như mọi người rất cảm phục các em”, thầy Hiệu trưởng tâm sự.

Con người có thể vượt qua nghịch cảnh nếu quyết tâm

Thầy Minh cũng chia sẻ với các em về “quãng đời đầy chông gai để trưởng thành” mà ông đã đi qua.

GS.TS Nguyễn Văn Minh sinh ra và lớn lên tại một vùng quê hẻo lánh và “nghèo nàn đến vô cùng”, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngày ấy đất nước còn chiến tranh, thầy không nhớ đã học bao nhiêu trường tiểu học, bởi thường xuyên phải theo gia đình đi sơ tán.

Lên cấp 2, vùng quê thầy ở không có trường THCS, thầy Minh khi ấy gầy gò, ốm yếu, phải cùng bạn bè vào rừng để lấy gỗ, góp sức dựng trường - một giai đoạn quá đỗi gian nan và tưởng chừng không thể tiếp tục được. Học hết THCS, thầy Minh lại khao khát được đi học THPT.

Thầy Minh học một trường phổ thông cách nhà hơn 22km, nhưng phải bỏ học chỉ sau 1 tháng bởi quá nghèo: không đủ gạo ăn, không đủ tiền, không có phương tiện đi lại.

“Khi về nhà, cảm giác bơ vơ, thèm đi học. Có lẽ lúc này, sự liều lĩnh của con người mới diễn ra. Quê thầy là vùng chiến tranh, khi ấy thầy đã vào các đồn bốt cũ và cắt kẽm gai mà không sợ mìn nổ, liều lĩnh để kiếm tiền tiếp tục đi học. Sau một tháng, thầy kiếm được một ít tiền và trở lại trường phổ thông. Thầy cứ nghĩ rằng nhà trường sẽ đuổi học, bởi vì bỏ học lâu quá, nhưng thầy cô không những không đuổi học, mà còn hướng dẫn tận tình để thầy có thể tiếp tục đi học”, thầy Minh kể.

Ông nhấn mạnh, đây chính là lý do sau này, ông quyết định trở thành thầy giáo. “Nếu không có các thầy cô yêu thương, chắc là thầy không còn được đi học. Đó là động lực khiến thầy lựa chọn bước vào làm nhà giáo”, thầy Minh nói.

Suốt những năm tháng THPT, thầy Minh đi bộ 22km từ trường về nhà vào mỗi trưa thứ bảy và lại đi bộ 22km từ nhà tới trường vào ngày chủ nhật. Cách thức để kiếm tiền duy trì việc học là ngày chủ nhật phải vào rừng lấy củi bán, kịp cho tuần sau tiếp tục đi học. Thầy Minh khi ấy chỉ có 2 bộ áo quần, trong đó một cái áo sờn và một chiếc quần rách rưới, bị vá chằng chịt, mỗi tiết chào cờ ở trường đều tự tìm cách đứng cuối hàng, bởi xấu hổ.

“Đây là thực tiễn thầy từng trải qua. Nhưng sau này, thầy cảm ơn bởi nếu không có những ngày tháng đó, thầy có lẽ không thể trưởng thành. Thầy muốn kể câu chuyện về cuộc đời mình để nhắn nhủ tới các em rằng, con người trong mọi hoàn cảnh phải có ý chí, phải dám vươn lên thì không có gì là không thể. Con người có thể vượt qua nghịch cảnh nếu chúng ta quyết tâm”, thầy Minh nói.

Thầy Hiệu trưởng cũng nhấn mạnh, khi nỗ lực làm việc thì may mắn mới tới, may mắn không đến trước nỗ lực.

Thầy Hiệu trưởng xúc động kể chuyện tuổi thơ gian khó, nhắn nhủ sinh viên “có thể vượt qua nghịch cảnh nếu quyết tâm” -0
GS.TS Nguyễn Văn Minh trao hỗ trợ từ Quỹ Đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn cho 16 em sinh viên
Thầy Hiệu trưởng xúc động kể chuyện tuổi thơ gian khó, nhắn nhủ sinh viên “có thể vượt qua nghịch cảnh nếu quyết tâm” -0
"Thầy muốn kể câu chuyện về cuộc đời mình để nhắn nhủ tới các em rằng, con người trong mọi hoàn cảnh phải có ý chí, phải dám vươn lên thì không có gì là không thể. Con người có thể vượt qua nghịch cảnh được nếu chúng ta quyết tâm”, thầy Minh nói (Ảnh: Xuân Quý)

Gieo mầm những điều tử tế để nhân lên sự tử tế

Thầy Minh bày tỏ hy vọng, các em sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói chung và sinh viên các dân tộc anh em nói riêng - những người đang có khát khao cháy bỏng sẽ biến khát khao ấy trở thành hành động rất cụ thể.

“Khi nhận được một điều gì đó, chúng ta biết ơn cuộc đời. Những người giúp chúng ta không mong muốn chúng ta trả ơn trực tiếp, mà chúng ta làm điều đó để trả ơn lại cho cuộc đời và cứ liên tục như vậy sẽ tạo ra những người biết mang ơn, những người sống ân nghĩa. Thầy mong sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là người đi gieo mầm những điều tử tế để nhân lên sự tử tế. Để ngày mai đây, chúng ta không còn ám ảnh bởi bạo lực học đường, ám ảnh bởi những điều bất lương xảy ra trong cuộc đời này,...”, thầy Minh nhắn nhủ.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, những hỗ trợ các em nhận được có thể không quá lớn, nhưng là những điều vô giá, là tình cảm của rất nhiều người dành cho các em. Điều này tạo nên động lực để các em cố gắng hơn, nỗ lực hơn, vượt qua được nghịch cảnh; để ngày mai các em có thể đem những điều tử tế, tốt đẹp ấy ra với cuộc sống, ra với làng bản.

“Thầy mong rằng các em sẽ là những người nỗ lực, những người căng tràn sức sống, có những đam mê cháy bỏng và dám hành động vì nó, lan tỏa đến với xã hội”, thầy Minh nói.

Tại buổi lễ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trao hỗ trợ từ Quỹ Đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn cho 16 em sinh viên.

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng tặng giấy khen cho các cá nhân đã có đóng góp tích cực trong công tác truyền thông giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

GS.TS Nguyễn Văn Minh bày tỏ, các nhà báo đã lan tỏa những tư tưởng nhân văn, những tinh thần tốt đẹp, những giá trị cốt lõi của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đến với xã hội, phụ huynh, học sinh và điều này để lại một ý nghĩa rất tốt đẹp.

Bên cạnh đó, chính các nhà báo cũng cho nhà trường nhiều bài học quý giá, là cách thức để nhà trường có thể đưa những giá trị tốt đẹp lan tỏa sâu rộng hơn - điều mà chỉ riêng nhà trường, sinh viên hay thầy cô không thể làm được.

Thầy Hiệu trưởng xúc động kể chuyện tuổi thơ gian khó, nhắn nhủ sinh viên “có thể vượt qua nghịch cảnh nếu quyết tâm” -0
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trao hỗ trợ từ Quỹ Đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn cho 16 sinh viên (Ảnh: Xuân Quý)
Thầy Hiệu trưởng xúc động kể chuyện tuổi thơ gian khó, nhắn nhủ sinh viên “có thể vượt qua nghịch cảnh nếu quyết tâm” -0
Thầy Hiệu trưởng xúc động kể chuyện tuổi thơ gian khó, nhắn nhủ sinh viên “có thể vượt qua nghịch cảnh nếu quyết tâm” -0
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tặng giấy khen cho các cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác truyền thông giáo dục của nhà trường (Ảnh: Xuân Quý)

Quỹ Đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập từ sáng kiến của GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng nhà trường. Quỹ này dành cho các học sinh, sinh viên vươn lên trong học tập, tu dưỡng; để những học sinh vùng khó khăn không phải bỏ học giữa chừng, nhất là các học sinh muốn trở thành nhà giáo.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, từ thực tế hoàn cảnh của nhiều học sinh, sinh viên nhà trường thuộc vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn, quỹ được sáng lập nhằm thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài, tài trợ học bổng, trao giải thưởng nhằm động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó, phát huy năng lực của bản thân trong học tập và rèn luyện.

Quỹ tiếp nhận và quản lý nguồn tài chính được tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cựu người học để thực hiện các hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích của quỹ và quy định của pháp luật.

GS.TS Nguyễn Văn Minh cũng khẳng định, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cam kết đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn quỹ; đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong xét, chọn đối tượng học sinh, sinh viên được hỗ trợ.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng nay, 7.4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phương Đông Tashkent, gặp gỡ giáo viên và sinh viên học tiếng Việt tại đây.

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững
Giáo dục

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững

Sau hơn 4 năm kể từ khi khánh thành và đưa vào hoạt động, Trường THCS Châu Hòa (Bến Tre) đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự phát triển giáo dục của địa phương; đồng thời cũng thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội và cam kết lâu dài của Trungnam Group đối với tương lai giáo dục Việt Nam.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.