Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

“Bách khoa Hà Nội trong tôi luôn là niềm kiêu hãnh”

PGS. Đặng Đức Vượng, cựu sinh viên K36, Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội, từng tràn đầy nhiệt huyết và hoài bão khi bước ra khỏi cánh cổng trường đại học.

Với mong muốn thử sức và khám phá thế giới bên ngoài, chàng trai trẻ đã chủ động tìm kiếm sẽ cơ hội tại các doanh nghiệp. Anh đã trải nghiệm nhiều công việc khác nhau, từ vị trí kỹ thuật tại các doanh nghiệp đến công việc nghiên cứu tại Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

pgsdang-duc-vuong-tai-hoi-nghi-vat-ly-chat-ran-va-khoa-hoc-vat-lieu.jpg
PGS Đặng Đức Vượng tại Hội nghị Vật lý chất rắn và Khoa học vật liệu

Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc thực tế, anh Vượng nhận ra để phát triển bản thân và theo đuổi những đam mê lớn, anh cần trau dồi kiến thức một cách bài bản và chuyên sâu hơn.
Chính vì vậy, anh quyết định quay trở lại Bách khoa Hà Nội - nơi đã ươm mầm cho những ước mơ của anh. Anh theo học chương trình thạc sĩ tại Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS) - Đại học Bách khoa Hà Nội, với mong muốn tiếp tục khám phá và chinh phục những đỉnh cao mới trong lĩnh vực Vật lý và Khoa học Vật liệu.

Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, thay vì tiếp tục theo đuổi các cơ hội học tập và nghiên cứu sau tiến sĩ tại các quốc gia hàng đầu trên thế giới, tân Tiến sĩ Đặng Đức Vượng quay trở về Việt Nam và trở thành giảng viên tại Đại học Bách khoa Hà Nội theo lời “đặt hàng” của các bậc tiền bối.

Anh chia sẻ với niềm vui và tự hào: “Bách khoa Hà Nội trong tôi luôn là niềm kiêu hãnh”. Hào hứng quay về cống hiến cho Bách khoa Hà Nội, truyền đạt tri thức và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ cũng chính là cách PGS. Đặng Đức Vượng đền đáp những gì mình đã nhận được từ thầy cô và Nhà trường.

Giảng viên tiêu biểu năm 2023 chia sẻ: "Được về trường, tôi vui lắm! Tôi biết rằng mình lại tiếp tục được làm việc trong môi trường đại học, được nghiên cứu và làm thí nghiệm, điều mà tôi luôn đam mê."

Niềm đam mê nghề giáo của anh Vượng còn được hun đúc, truyền lửa từ những người thân trong gia đình có truyền thống làm nghề giáo. Giáo án hàng đêm mẹ soạn, tiếng giảng bài của cha, niềm vui được đón những học sinh cũ ngày 20.11 của cha mẹ... chính là những mồi lửa hun lên trong anh ngọn lửa đam mê cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".

“Ông bầu mát tay” đưa sinh viên thi nghiên cứu khoa học

Với kinh nghiệm giảng dạy dày dặn và thành tích nghiên cứu đáng nể, PGS. Đặng Đức Vượng được sinh viên gọi vui là “ông bầu mát tay” cho sinh viên Bách khoa Hà Nội trên con đường chinh phục các giải thưởng nghiên cứu khoa học.

Dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy, các sinh viên đều đạt được những giải thưởng cao, khẳng định chất lượng đào tạo và sự hỗ trợ tuyệt vời mà thầy dành cho các học trò của mình.

pgsdang-duc-vuong-bia-ngoai-ben-phai-dua-sinh-vien-du-thi-olympic-vat-ly-chau-a-2023-tai-mong-co.jpg
PGS Đặng Đức Vượng (bìa phải) đưa sinh viên dự thi Olympic Vật lý Châu Á 2023 tại Mông Cổ

Tuy nhiên, điều khiến thầy Vượng trở nên đặc biệt trong mắt sinh viên không chỉ nằm ở tài năng, mà còn ở sự khiêm tốn, giản dị. Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi thầy Vượng là "người thầy bí ẩn" không chỉ vì sự khó đoán trong việc ra đề bài, mà còn bởi tính cách giản dị, không bao giờ kể về mình, thầy dạy sinh viên nên khiêm tốn, không tự cao tự đại, cần học hỏi không ngừng, không chỉ học từ thầy/cô mà còn học hỏi những cái hay từ bạn bè, những người xung quanh.

Ngay cả trên trang Facebook cá nhân, thầy cũng chủ yếu chia sẻ những nội dung liên quan đến Khoa Vật lý Kỹ thuật và hình ảnh các sinh viên đạt giải, như một cách để động viên và khích lệ các em. Sự "bí ẩn" này càng khiến thầy Vượng trở nên gần gũi và được sinh viên yêu mến, kính trọng.

Dù sở hữu bảng thành tích "khủng" với gần 40 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín và đã nhận nhiều giải thưởng danh giá từ cấp Nhà nước đến cấp Bộ, thầy Vượng hiếm khi nhận lời phỏng vấn báo chí hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Có lẽ với thầy, “ẩn mình” để tiếp tục có thêm năng lượng, đạt những thành tích mới!

Người thầy không ngừng học hỏi, sẵn sàng thích ứng

Đối với PGS. Đặng Đức Vượng, để trở thành một giảng viên giỏi, không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải không ngừng học hỏi, cập nhật và thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và của chính sinh viên.

Anh luôn tâm niệm rằng, mỗi bài giảng, mỗi buổi lên lớp đều là một cơ hội để anh truyền cảm hứng, khơi dậy niềm đam mê học tập và nghiên cứu khoa học trong các em.

Khi được hỏi về cách để theo kịp với thế hệ Gen Z năng động, thầy Vượng chia sẻ: "Mỗi tiết học với tôi không chỉ là dạy, mà còn là học. Tôi cảm thấy mình như được “nâng cấp" liên tục nhờ những kiến thức mới mẻ từ các em sinh viên".

316821564-5343920599053118-7121568140219936612-n.jpg
PGS Đặng Đức Vượng (bìa trái) và các giảng viên Bách khoa Hà Nội tham gia Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2023

Sau mỗi ngày làm việc, thầy Vượng luôn có thói quen ở lại phòng làm việc muộn để “trực tổng đài", sẵn sàng giải đáp thắc mắc của sinh viên, dù là qua email hay gặp trực tiếp.

Theo PGS. Vượng, thách thức lớn đối với anh trong quá trình giảng dạy là khối lượng kiến thức đồ sộ, đòi hỏi phải tìm cách giúp sinh viên tiếp thu một cách hiệu quả theo tiến độ. Để đạt được điều này, anh đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó, việc sử dụng bài tập là một giải pháp quan trọng.

Tháng 1.2024, PGS. Đặng Đức Vượng vinh dự nhận giải thưởng "Giảng viên tiêu biểu năm 2023" của Đại học Bách khoa Hà Nội, một sự công nhận đầy ý nghĩa cho những đóng góp to lớn của thầy đối với sự nghiệp “trồng người".

Dù là người thầy "bí ẩn" trong mắt sinh viên, hay là “người thầy 1080” luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên ngoài giờ học, PGS. Đặng Đức Vượng đã cho thấy để trở thành một nhà giáo xuất sắc, không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần có tình yêu nghề, sự đam mê và tinh thần ham học hỏi không ngừng.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.