Thấy gì qua những vị trí nhân sự đầu tiên của Donald Trump?

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang bắt đầu bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong chính quyền thứ hai của mình, với các gương mặt trợ lý và đồng minh từng là những người ủng hộ ông mạnh mẽ nhất trong chiến dịch tranh cử năm 2024.

hq720.jpg
Ông Trump chọn mặt gửi vàng vào những vị trí chủ chốt đầu tiên. Ảnh: AP

Mike Waltz - Cố vấn An ninh quốc gia?

Một nguồn tin thân cận cho biết ông Donald Trump đã yêu cầu ông Mike Waltz, một cựu chiến binh và là sĩ quan Vệ binh Quốc gia đã nghỉ hưu, giữ vị trí Cố vấn An ninh quốc gia. Nguồn tin yêu cầu giấu tên trước khi ông Trump đưa ra thông báo chính thức.

Động thái này sẽ đưa ông Waltz lên vị trí “đứng mũi chịu sào” trong một loạt các cuộc khủng hoảng an ninh, từ nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine, mối lo ngại ngày càng gia tăng về liên minh ngày càng lớn mạnh giữa Nga và Triều Tiên cho đến các cuộc tấn công liên tục ở Trung Đông của các lực lượng ủy nhiệm Iran và nỗ lực thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Israel với Hamas và Hezbollah.

z6025101872081-411b9e03e5fdf979358a5b114c7c1913.jpg
Ông Mike Waltz là một nghị sĩ Cộng hòa đã làm việc trong Quốc hội ba nhiệm kỳ. Ảnh: AP

Ông Waltz là một nghị sĩ Cộng hòa đã làm việc trong Quốc hội ba nhiệm kỳ, đến từ bang miền đông Florida. Ông đã có nhiều chuyến công tác ở Afghanistan, từng làm việc tại Lầu Năm Góc với tư cách là cố vấn chính sách dưới thời các Bộ trưởng Quốc phòng là Donald Rumsfeld và Robert Gates.

Ông được coi là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, từng kêu gọi Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 tại Bắc Kinh với những cáo buộc nước này liên quan tới nguồn gốc Covid-19.

Tom Homan – “ông trùm” biên giới

Ngày 11.11, Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Tom Homan, người từng phục vụ trong chính quyền đầu tiên của ông với vai trò Giám đốc Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ để phụ trách mọi vấn đề về biên giới - một vấn đề mà Trump coi là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình.

z6025091039904-23c60bd72537ce7ee8c777d935570c24.jpg
Tom Homan sẽ phụ trách các vấn đề biên giới. Ảnh: AP

Với vai trò này, ông Homan, 62 tuổi, sẽ được Trump giao nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là thực hiện chiến dịch trục xuất lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Từ lâu ông Homan đã là người ủng hộ trung thành các đề xuất chính sách của Trump. Phát biểu tại một hội nghị ở Washington vào tháng 7, ông cho biết sẵn sàng "thực hiện chiến dịch trục xuất lớn nhất mà đất nước từng chứng kiến".

Trong tuyên bố vào ngày 11.11, ông Tom Homan cũng khẳng định ông coi người di cư bất hợp pháp là mối đe dọa cho an ninh và sự an toàn của người dân Mỹ. "Tôi phải quay lại và giúp đỡ vì mỗi sáng thức dậy, tôi đều tức giận về những gì chính quyền (của ông Joe Biden) xử lý trong vấn đề an ninh biên giới. Vì vậy, tôi sẽ quay lại và làm những gì có thể bất chấp mọi khó khăn" – ông Tom Homan nói trong chương trình "Fox & Friends" vào ngày 11.11, chỉ vài giờ sau khi ông Trump công bố lựa chọn của mình trên nền tảng Truth Social.

Đảng Dân chủ đã chỉ trích Homan vì ông bảo vệ chính sách "không khoan nhượng" của Trump đối với vấn đề vượt biên trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, chính sách đã dẫn đến việc chia cắt hàng nghìn cha mẹ và trẻ em xin tị nạn tại biên giới.

Elise Stefanik: Đại sứ Liên Hợp Quốc

Cũng trong ngày 11.11, ông Donald Trump đã chọn hạ nghị sĩ Elise Stefanik (40 tuổi) là Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc. Ông Trump ca ngợi: "Bà sẽ là một đại sứ tuyệt vời, mang lại “hòa bình thông qua sức mạnh” và thúc chính sách an ninh “Nước Mỹ trên hết”.

z6025090248096-a14286320972ee7ca0bfb4338ec08c47.jpg
Bà Elise Stefanik được chọn làm Đại sứ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP

Bà Elise là hạ nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang New York và là một trong những người ủng hộ ông Trump mạnh mẽ nhất. Người dân Mỹ bắt đầu chú ý tới bà Stefanik trong phiên tòa luận tội đầu tiên của ông Trump vào năm 2019, khi bà là một trong những người bảo vệ Trump kiên cường nhất.

Ngoài ra, bà Stefanik từ chối chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020 sau cuộc bạo loạn Điện Capitol vào ngày 6.1.2021, đồng tình với những tuyên bố sai sự thật về "cuộc bầu cử bị làm sai lệch" của ông Trump.

Được bầu vào Hạ viện năm 2014, bà Stefanik được các đồng nghiệp Cộng hòa của bà tại Hạ viện chọn làm Chủ tịch Hội nghị Cộng hòa Hạ viện năm 2021, khi cựu Dân biểu Wyoming Liz Cheney bị cách chức sau khi công khai chỉ trích ông Trump vì những nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử năm 2020. Bà Stefanik, 40 tuổi, đã đảm nhiệm vai trò này kể từ đó với tư cách là thành viên cấp cao thứ ba trong ban lãnh đạo Hạ viện.

Stephen Miller: Phó chánh văn phòng phụ trách chính sách

Stephen Miller, một người theo đường lối cứng rắn về nhập cư, là người phát ngôn nhiều quyền lực trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump, nhiều khả năng được chọn làm Phó chánh văn phòng phụ trách chính sách. Người đàn ông 39 tuổi này là cố vấn cấp cao trong chính quyền đầu tiên của Trump và là nhân vật trung tâm trong một số quyết định chính sách, trong đó có chính sách gây tranh cãi về nhập cư.

z6025093246837-7c1e63ff1d541a3d0422da7c7190412c.jpg
Stephen Miller có thể giữ chức Phó chánh văn phòng Nhà Trắng. Ảnh: AP

Kể từ khi ông Trump rời nhiệm sở vào năm 2021, ông Miller đã giữ chức Chủ tịch của America First Legal, một tổ chức gồm các cố vấn cũ của Trump nhằm mục đích gây cản trở đối với chính quyền Biden, các công ty truyền thông, trường đại học và những người khác về các vấn đề như quyền tự do ngôn luận và an ninh quốc gia.

Lee Zeldin: Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường

Tổng thống đắc cử Trump tiếp tục hoàn thiện các vị trí chủ chốt với cái tên Lee Zeldin cho vị trí người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Ông Trump khẳng định cựu Hạ nghị sĩ New York này sẽ được giao nhiệm vụ là loại bỏ ngay lập tức các quy định về môi trường dưới chính quyền của ông Joe Biden.

z6025091838161-e39303a79ea6b504b6d9e208d692e7ce.jpg
Lee Zeldin sẽ giữ chức Giám đốc EPA. Ảnh: AP

Ông Zeldin, 44 tuổi, là một đồng minh thân cận của ông Trump, phục vụ tại Quốc hội nhiệm kỳ 2015 - 2023. Năm 2022, ông thất bại trong cuộc đua giành chức thống đốc New York trước ứng cử viên đảng Dân chủ Kathy Hochul.

Ông Zeldin dường như không có bất kỳ kinh nghiệm nào về các vấn đề môi trường, nhưng là người ủng hộ lâu năm của tổng thống đắc cử. Cựu thành viên Hạ viện Hoa Kỳ 44 tuổi đến từ New York đã viết trên X: "Chúng tôi sẽ khôi phục lại sự thống trị năng lượng của Hoa Kỳ, phục hồi ngành công nghiệp ô tô để mang lại việc làm cho người Mỹ và đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về AI. Chúng tôi sẽ làm như vậy trong khi bảo vệ quyền tiếp cận không khí và nước sạch", ông nói thêm.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump thường chỉ trích các chính sách của chính quyền Biden thúc đẩy xe điện. Ông Trump cũng liên tục tuyên bố sẽ trở lại chính sách “khoan và khoan", ám chỉ sự ủng hộ của ông đối với việc mở rộng hoạt động thăm dò dầu khí.

Trong một tuyên bố, ông Trump cho biết Zeldin “sẽ đảm bảo các quy định về môi trường của Chính quyền trước bị bãi bỏ một cách công bằng và nhanh chóng, nhằm giải phóng sức mạnh của các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn môi trường cao nhất, bao gồm không khí và nước sạch nhất trên hành tinh”.

Susie Wiles: Chánh văn phòng Nhà Trắng

Trước đó, một ngày sau khi đắc cử, ông Donald Trump đã bổ nhiệm bà Susie Wiles, cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của Trump và là người quản lý thực tế của chiến dịch này, làm Chánh văn phòng Nhà Trắng. Đây cũng là quyết định nhân sự đầu tiên của ông.

z6025084640809-de86d92292e177e5f9a2963839978af3.jpg
Bà Susie Wiles giữ chức Chánh văn phòng Nhà Trắng. Ảnh: AP

Bà Wiles có nền tảng về chính trị ở Florida. Bà đã giúp Ron DeSantis giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đua giành chức thống đốc Florida. Sáu năm sau, bà là chìa khóa giúp Trump đánh bại ông trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa năm 2024.

Bà Wiles đã giành được sự tin tưởng của ông Trump một phần bằng cách chỉ đạo chiến dịch tranh cử tổng thống có kỷ luật và hiệu quả nhất trong ba chiến dịch của Trump. Bà đã có thể giúp Trump đi đúng hướng theo một cách mà ít ai làm được, không phải bằng cách chỉ trích những hành động bốc đồng của ông, mà bằng cách giành được sự tôn trọng của ông thông qua chứng minh ông có thể có được thành công nếu làm theo lời khuyên của bà.

Quốc tế

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Tầm nhìn mới cho tương lai
Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil, với kết quả quan trọng là nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới; đồng thời ký kết 37 thỏa thuận về công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp... Chuyến thăm được đánh giá sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chiến lược giữa hai nước và đưa quan hệ Trung Quốc - Brazil bước vào “50 năm vàng son” tiếp theo.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.