Thay đổi cách tiếp cận, hướng nền điện ảnh ra toàn cầu

Một nền điện ảnh phát triển không chỉ hướng đến trong nước mà cần mở rộng thị trường. Để bước chân ra toàn cầu, điện ảnh cần có cách kể chuyện, cách làm phim mới, phù hợp với xu hướng hiện đại.

untitled.jpg
Tại HANIFF 2024, khán giả được thưởng thức 7 bộ phim đặc sắc của điện ảnh Đức đương đại

Kinh nghiệm từ "nền điện ảnh quan trọng của châu Âu"

Điện ảnh Đức đương đại đã xác lập được vị trí trên bình diện quốc tế nhờ sự kết hợp cách kể chuyện sáng tạo các vấn đề lịch sử và xã hội, cùng với kỹ thuật làm phim xuất sắc. Nhận định này được nêu ra tại hội thảo Tiêu điểm điện ảnh Đức ngày 8.11, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII. Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, các đạo diễn và diễn viên tiếp tục đẩy ranh giới của điện ảnh Đức lên tầm cao mới, khiến nó trở thành một trong những nền điện ảnh quốc gia đáng chú ý nhất hiện nay. Nhiều bộ phim Đức đã được đề cử và giành giải thưởng tại các sự kiện quốc tế danh giá, như Oscar, Liên hoan phim Cannes…

Hội thảo Tiêu điểm điện ảnh Đức được tổ chức trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức (1975 - 2025). Tại Liên hoan phim, khán giả Việt Nam được thưởng thức 7 bộ phim đặc sắc của các nhà làm phim Đức đương đại, với tính đa dạng văn hóa, cùng cách biểu đạt độc đáo.

“Các nhà làm phim Đức hiện nay được coi là những người đóng góp quan trọng cho điện ảnh toàn cầu, cả về nghệ thuật và nội dung. Từ những thành công của điện ảnh Đức, có thể thấy những điều mà điện ảnh Việt Nam có thể chia sẻ và học hỏi”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nói.

Đạo diễn Đức Axel Ranisch cho biết, những năm 70 của thế kỷ trước là thời điểm tuyệt vời của điện ảnh Đức với những chủ đề tập trung hướng đến suy nghĩ của phụ nữ. Hiện nay, xu hướng sáng tác của điện ảnh hiện đại Đức đã khác, chủ đề ngày càng phong phú, mở rộng và có tiết tấu, diễn biến nhanh. Những nhà làm phim trẻ nắm bắt được điều đó nên họ học hỏi và phát triển phong cách làm phim mới phù hợp với xu hướng hiện đại, tạo cảm giác mạnh, thu hút khán giả đến rạp.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn nhận định, lâu nay khán giả Việt Nam không có điều kiện tiếp xúc nhiều với điện ảnh Đức cho dù đây là nền điện ảnh quan trọng của châu Âu. Thực tế, các nhà làm phim Đức đang cho thấy những vấn đề xã hội, chính trị, chỉ ra những khía cạnh đáng quan tâm trong đời sống đương đại… là góc nhìn đáng thu hút sự chú ý.

“Đơn cử năm 2023, bộ phim All Quiet on the Western Front của điện ảnh Đức đã giành giải Oscar Phim nước ngoài xuất sắc nhất. Bộ phim được đánh giá cho một góc nhìn lại chiến tranh, đánh giá lại số phận, thân phận con người… Trong hướng phát triển của nghệ thuật thứ bảy, Đức có cách kể chuyện riêng, đặc sắc, thiết thực, làm cho người ta thấy yêu thích, ấn tượng”, đạo diễn Phi Tiến Sơn nói.

Liên hoan phim - cánh cửa rộng mở

Theo đạo diễn Phi Tiến Sơn, cùng với bối cảnh thời đại, văn hóa, điện ảnh phát triển liên tục. Câu chuyện làm phim ngày nay đã rất khác khi ngôn ngữ điện ảnh thay đổi, vấn đề của điện ảnh gắn chặt với đời sống và cách tiếp cận tác phẩm điện ảnh cũng đa dạng, phong phú… Không chỉ ở Việt Nam mà ở Đức cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, việc tìm ra tiếng nói chung trong phát triển điện ảnh không hề đơn giản. “Vì nhiều khi, ước mơ của người làm phim, của nhà tài trợ, của đơn vị chào đón đôi khi không giống nhau. Làm sao hòa hợp, tìm ra đường đi là vấn đề thách thức”.

Đạo diễn Axel Ranisch cũng thẳng thắn chỉ ra, nếu như trước kia, việc thưởng thức một tác phẩm điện ảnh chiếu rạp rất phổ biến, thì ngày nay, người Đức rất ít khi ra rạp xem phim. Giờ đây, phim ảnh đến từ khắp nơi, từ Mỹ, từ Pháp, các kênh Netflix, Amazon… Đó thật sự là thách thức đối với các nhà làm phim, đặc biệt là nhà làm phim trẻ. Tuy nhiên, những mong mỏi, khát khao lắng nghe tiếng nói mới, chủ đề khác biệt từ điện ảnh thì không thay đổi.

Đạo diễn Axel Ranisch cho biết: “Để vượt qua khó khăn trên, tại Đức có những chương trình hỗ trợ các nhà làm phim trẻ để họ sản xuất phim đầu tay, nỗ lực đưa hình ảnh của các nhà làm phim trẻ đến gần hơn với khán giả. Có những chương trình, khóa học đào tạo làm phim trong nhiều năm để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng phim... Hiện tại 90% phim sản xuất ở Đức được đồng hành sản xuất với truyền hình và có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước”.

Trong khi đó, đạo diễn, nhà biên kịch Sophie Linnenbaum cho rằng, đẩy mạnh tổ chức các liên hoan phim cũng là cách khuyến khích đóng góp của các nhà điện ảnh. Ở Đức mỗi năm có khoảng 100 liên hoan phim lớn nhỏ, mở ra cơ hội cho cộng đồng làm phim tìm hiểu mong muốn của khán giả, truyền thông phim, giao lưu với các đạo diễn, chuyên gia điện ảnh cũng như tiếp cận các quỹ hỗ trợ điện ảnh thông qua chợ dự án phim…

“Việc tham gia các liên hoan phim là cách các đạo diễn, nhà sản xuất biết mình là ai và dễ dàng tiếp cận cộng đồng làm phim, chuyên gia, người yêu điện ảnh. Nhiều mối kêu gọi tài trợ cũng đến từ chính những sự kiện này. Liên hoan phim là cánh cửa rộng mở cho các nhà làm phim muốn thể hiện tên tuổi. Đương nhiên không phải phim nào đi liên hoan cũng đoạt giải, nhưng điểm gặp gỡ tại đây vô cùng quan trọng. Không chỉ các dự án phim nghệ thuật, phim giải trí, phim thương mại vẫn được đưa đến liên hoan như một cách thúc đẩy câu chuyện điện ảnh mới”, đạo diễn, nhà biên kịch Đức Sophie Linnenbaum nhận định.

Văn hóa - Thể thao

 Hà Nội: Quán bún gia truyền Lê Phan ở Kim Mã có gì đặc biệt để hút khách Tây, khách ta nườm nượp?
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Quán bún gia truyền Lê Phan ở Kim Mã có gì đặc biệt để hút khách Tây, khách ta nườm nượp?

Ra đời vào tháng 8.2014, quán bún gia truyền Lê Phan tiền thân là quán bún gia truyền Tư Phan, toạ lạc trên con phố hàng Bún (quận Ba Đình, TP Hà Nội). Món bún cua và bún ốc ở đây khác biệt bởi nước dùng có vị chua dịu nhẹ với màu vàng óng tự nhiên mang đậm hương vị cổ truyền.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam

Gần 150 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính như: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ, Bộ Ngoại giao, tài liệu của các nghệ sĩ... là minh chứng quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua.

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế

Theo TS. Trần Ðình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, từ nơi biên viễn trở thành dinh phủ rồi kinh đô thời chúa Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn, nên văn hóa ẩm thực Huế hội tụ tinh hoa khắp nơi, rồi lan tỏa ra bên ngoài, trên nền tảng yếu tố bản địa phương Nam, cội nguồn đất Bắc và cả phương Tây, mang bản sắc truyền thống riêng có.

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.