NHÂN CHUYẾN THĂM LÀO, CAMPUCHIA, MYANMAR VÀ THAM DỰ AIPA - 37 CỦA CHỦ TỊCH QH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN VÀ ĐOÀN ĐBQH VIỆT NAM:

Thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội các nước trong khu vực

Nhận lời mời của Chủ tịch QH CHDCND Lào Pany Yathotou, Chủ tịch QH Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin và Chủ tịch QH Cộng hòa Liên bang Myanmar Ma Uyn Khai Than, sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta lên đường thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia và Cộng hòa liên bang Myanmar.

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trên cương vị Chủ tịch QH Khóa XIV. QH Lào, Campuchia và Myanmar cũng là 3 trong số nghị viện các nước mà QH Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác.

Minh chứng sống động

Theo lịch trình, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia và thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với các nhà lãnh đạo cao nhất của 3 nước; tiến hành nhiều hoạt động bên lề có ý nghĩa. Tại Lào, Chủ tịch QH sẽ tham dự Hội thảo do QH hai nước tổ chức về quản lý nợ công - Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hóa nội hàm hợp tác sâu rộng giữa QH Việt Nam - QH Lào trong lĩnh vực chuyên môn… Tại Campuchia, Chủ tịch QH sẽ thăm Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh, gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam cùng đại diện bà con Việt kiều đang làm ăn, sinh sống tại Phnom Penh... Gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn tại Myanmar cũng sẽ là một trong những hoạt động của Chủ tịch QH trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước này.

Chuyến thăm của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đến Lào diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi cả hai nước đã tổ chức thành công cuộc bầu cử QH và HĐND các cấp. QH mới của mỗi nước cũng đã tiến hành kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới, bầu ra Chủ tịch QH và kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân sự và bộ máy nhà nước. Trong 54 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt - Lào đã phát triển tốt đẹp, không ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp. Hai bên đã duy trì tốt các cơ chế hợp tác song phương, thường xuyên trao đổi nhiều đoàn cấp cao và đoàn các cấp. Hợp tác biên giới, an ninh, quốc phòng giữa hai nước tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng gắn bó và tin cậy. Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hợp tác song phương tiếp tục phát triển. Tính đến nay, vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt khoảng 5,1 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư vào Lào.

Trên nền tảng mối quan hệ chính trị tốt đẹp, quan hệ hợp tác giữa QH Việt Nam và QH Lào chính là minh chứng sống động và cụ thể về hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước. QH hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác từ năm 2012. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục chủ động, tích cực triển khai sâu rộng các hoạt động hợp tác song phương cũng như đa phương. QH Việt Nam và QH Lào đã duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác, tiến hành đều đặn các hoạt động trao đổi đoàn Lãnh đạo QH và các cơ quan tương ứng của hai QH. Cùng với củng cố quan hệ hợp tác song phương, QH hai nước cũng đã phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế như: AIPA, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện thế giới (IPU)… Đặc biệt, năm 2016, Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Thông qua chuyến thăm lần này, QH Việt Nam mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, góp phần duy trì thống nhất, đoàn kết trong ASEAN, thúc đẩy hoàn tất các biện pháp còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng, đóng góp thiết thực cho việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Đoàn ĐBQH Việt Nam tại phiên họp Ban chấp hành AIPA -36 (Kuala Lumpur, Malaysia, tháng 9.2015)
Đoàn ĐBQH Việt Nam tại phiên họp Ban chấp hành AIPA -36 (Kuala Lumpur, Malaysia, tháng 9.2015)

Tiếp nối thành quả

Với Campuchia, gần 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam - Campuchia tiếp tục được lãnh đạo cấp cao hai nước quan tâm thúc đẩy. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước phát triển tốt. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 3,37 tỷ USD. Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương tiếp tục được đẩy mạnh thông qua trao đổi đoàn, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu văn hóa, hợp tác y tế và giao lưu nhân dân, góp phần duy trì và bảo vệ đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác.

Quan hệ hợp tác giữa QH Việt Nam và QH Campuchia không ngừng được tăng cường và đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Thỏa thuận hợp tác QH hai nước ký năm 2007 là cơ sở pháp lý cho các hoạt động thiết thực và hiệu quả giữa hai QH, các cơ quan của QH và nghị sĩ hai nước. Các chuyến thăm, trao đổi, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao, các ủy ban của hai QH đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và hợp tác toàn diện giữa hai nước, cũng như tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước.

Tiếp nối thành quả của hoạt động ngoại giao nghị viện, trong chuyến thăm Campuchia lần này của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, QH Việt Nam mong muốn, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cơ quan của QH, trong đó có Ban Thư ký QH Việt Nam và Ban Thư ký Thượng viện Campuchia… Từ đó, tiếp tục nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển bồi dưỡng nguồn năng lực; tích cực hợp tác, phối hợp tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện quốc tế và khu vực. Thông qua chuyến thăm, QH Việt Nam mong muốn tăng cường phối hợp giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký trên các lĩnh vực, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai chính phủ, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước.

Thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu

Diễn ra trong bối cảnh Myanmar đã hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự sang chính quyền dân sự, chuyến thăm của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thể hiện sự coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Myanmar. Thời gian qua, Chính phủ hai nước ưu tiên thúc đẩy các hoạt động đầu tư, thương mại song phương. Hai bên đã đàm phán ký kết nhiều hiệp định hợp tác, biên bản ghi nhớ quan trọng, tạo khung khổ pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tìm hiểu cơ hội hợp tác, tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Hai bên đã xác định và duy trì 12 lĩnh vực hợp tác ưu tiên như: nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, tài chính - ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai thác khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, sản xuất và lắp ráp ô tô, xây dựng, đầu tư - thương mại. Tính đến hết tháng 6.2016, Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ 10 tại Myanmar với 11 dự án được cấp phép. Kim ngạch thương mại hai chiều, tính đến hết tháng 7 vừa qua đạt 299 triệu USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2015.

Quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước đang có bước phát triển tích cực, nhất là sau khi Myanmar trở thành thành viên Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) vào tháng 9.2011. Hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác từ tháng 7.2013, tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động duy trì trao đổi đoàn các cấp, tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nghị sĩ hai nước… Tuy nhiên, so với nhu cầu và mong muốn của hai bên, quan hệ giữa QH Việt Nam và QH Myanmar còn khiêm tốn. Thông qua chuyến thăm lần này, QH Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với QH Myanmar, đưa mối quan hệ còn nhiều dư địa hợp tác đi vào chiều sâu, ngày càng chặt chẽ, thiết thực.

Vì một Cộng đồng ASEAN tiến bộ

Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Lào, Campuchia và Myanmar, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta sẽ tham dự Đại hội đồng AIPA - 37 tại Thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Myanmar, Chủ tịch Đại hội đồng AIPA - 37 Ma Uyn Khai Than. Đây là kỳ Đại hội đồng AIPA đầu tiên được tổ chức sau khi Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập. Với chủ đề “AIPA sống động vì một Cộng đồng ASEAN tiến bộ”, AIPA - 37 sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện xây dựng Cộng đồng ASEAN theo các nội dung đã đề ra trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2025.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào, Campuchia và thăm chính thức Myanmar của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa QH Việt Nam với QH Lào, QH Campuchia và QH Myanmar. Đặc biệt, việc Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân chọn Lào, Campuchia và Myanmar là những quốc gia đầu tiên tới thăm sau khi nhậm chức, chuyển đi thông điệp mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, thể hiện sự coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với các nước láng giềng trong khu vực. Và với chuyến tham dự Đại hội đồng AIPA - 37 là khẳng định quan điểm, chính sách nhất quán tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam và QH Việt Nam trên các diễn đàn đa phương, đóng góp tích cực vào sự hợp tác trong nghị viện các nước thành viên AIPA cũng như khu vực ASEAN.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.